Người Bolsa Nguyễn Phương Hùng, 23-09-2010

Không biết độc giả có đồng ý với Người Bolsa điểm này không? Buổi thắp nến cầu nguyện giáo xứ Cồn Dầu đã không được đông đảo như ý muốn cuả ban tổ chức. Khoảng gần 400 người đã tham dự dù thời tiết khá đẹp và ấm buổi tối. Nhất là Ban Tổ Chức đã được các báo chí và đài truyền hình và phát thanh yểm trợ rộng rãi. Người Bolsa so sánh về những buổi biểu tình thắp nến tương như Thái Hà và thầy Quảng Độ thì quả là xa tít mù khơi. Ban Tổ Chức trước đó hi vọng số người tham dự sẽ từ 3 đến 5 ngàn người. Nhưng sự thật đã là một sự kiện để Ban Tổ Cứu phải nghiên cứu để rút ưu khuyết điểm. Nguời Bolsa mạn phép đưa ra vài nhận định để BTC khai thác: Ai là người tổ chức?

Nếu so sánh với các vụ thắp nến gần đây thì 2 đêm trước đây do giới trẻ đứng ra nhận trách nhiệm thì hoàn toàn thắng lợi. Vậy phải chăng kết quả tối thứ Bảy 18/9/2010 cũng được rút tiả lý do thất bại là vì tên của những người trong Ban Tổ Chức. Thành phần quá quen thuộc và lớn tuổi không còn thích hợp với trào lưu sinh hoạt dân chủ nữa? Thành phần vận động trên các đài phát thanh không ai khác hơn là Trần Thanh Hiền và Lê Quang Dật và Trần Trọng An Sơn. Bà Trần Thanh Hiền theo ý Người Bolsa thì bà này nên rút lui sau ngày “Lục Súc Tranh Công”, chuyện tình Lan và Điệp Đền Hùng và chuyện tình Lan và Điệp “Báo Chí”. Gần đây nhất Việt Weekly lại khơi chuyện bà “đi sâu” vào đời tư Ban Đại Diện cộng đồng và tấn công thành viên Nguyễn Tấn Lạc càng làm cho uy tín bà suy giảm nhanh hơn tốc độ máy bay phản lực. Nghe tiếng nói của bà này này, bảo đảm số người dự định đi tham dự sẽ giảm đi một nữa.

Ông Lê Quang Dật là người có lòng có nhiệt tâm, nhưng rất tiếc mùa chay nào ông cũng mặt từ Hội Đồng Liên Tôn, qua Đền Hùng, đến UBXDSMCĐ, Uỷ Ban Phối Hợp Chống Cộng Sản và Tay Sai, Ủy Ban Chống Văn Hoá Vận Cộng Sản …v...v… nơi nào ông cũng phải được ngồi vào ghế “đặc biệt” (gọi nôm na là ghế chường mặt.) Ông Đỗ Anh Tài và Cao Viết Lợi cũng là những khuôn mặt quá quen thuộc, nhất là ông Cao Viết Lợi từ ngày tham dự vào Liên Ủy Ban thì hình như tên tuổi có phần nào bị ảnh hưởng vì có ông cựu dân biểu Bùi Văn Nhân tức nhà báo Vi Anh.    

Về ông Trần Trọng An Sơn thì Người Bolsa nghe trong dư luận đang có những bàn tán nhiều về trường hợp của ông Trần Trọng An Sơn. Sức khoẻ của ông TTAS mặc dù khả quan so sánh với thời gian trước đây nhưng việc một người đang bị bệnh như ông mà phải đứng ra gánh vác việc đấu tranh là một điều hơi khôi hài. Không lẽ cộng đồng người Việt Nam California đã hết nhân tài? Đồng ý ông TTAS là người có tinh thần yêu nước và nhiệt tâm (Thành viên đảng chính trị Việt Quốc.) Nhưng không nên vì cái nhiệt tâm của ông mà cả nể để ông phải tiếp tục đứng ra gánh vác việc lớn. VC trong nước chắc chắn sẽ lấy hình ảnh của ông Trần Trọng An Sơn đọc một thư mời với thời lượng dài gấp đôi người bình thường đọc trên đài phát thanh làm đề tài chế riễu. Sức khoẻ của ông TTAS là một loại sức khoẻ thuộc về tình trạng over qualify cho bảo hiểm ý tế miễn phí, nghiã là bất khiển dụng. Nếu chưa đủ 65 tuổi bảo đảm đi xin MSI hay bất cứ dịch vụ y tế miễn phí nào cũng được OK tuýt sụt. Nếu còn đi làm công hay tư sở ông cũng được hưởng tình trạng bảo hiểm lương lậu bất khiển dụng tạm thời (Short Term Disability) sau 6 tháng sẽ ô-tô-ma-lắc thành tàn phế vĩnh viễn (Permanent Disability,) không cơ quan, tư sở nào dám cho ông chịu đấm ăn xôi, trừ Ban Đại Diện Cộng Đồng.

Trong Ban Đại Diện Cộng Đồng chức vụ hiện nay cuả ông TTAS viết ra lại càng khôi hài quá cỡ thợ mộc, đố ai không cười: “Trưởng Ban Kế Hoạch”. Hiện nay chính bản thân của ông còn chưa tự “kế hoạch” ông thì kế hoạch ai? Đi đứng cũng cần người “kế hoạch” giùm. Ở nhà ăn uống hay ngay cả vấn đề vệ sinh cá nhân cuả ông cũng phải do người khác “kế hoạch” thì làm sao ông TTAS có thể vẽ kế hoạch cho BĐD cộng đồng được? Muốn kế hoạch cộng đồng hãy kế hoạch bản thân. Đầu tháng 10 tới đây Tập Thể Chiến Sĩ VNCH sẽ có đại hội bất thường bầu Tân chủ tịch Hội Đồng Đại Diện, hi vọng Tập Thể cũng dịp này nên tìm người thay thế cho ông TTAS được nghỉ ngơi.

Bà vợ ông TTAS hiện nay là người đưa đón ông Sơn đi họp Ban Đại Diện, nhưng khi vào phòng họp thì bà lại là người nói nhiều hơn ông. Nếu có ai thắc mắc thì bà bảo ông Sơn không truyền đạt tư tưởng bình thường nên cần bà làm “thông dịch viên”. Ông TTAS không truyền đạt ý tưởng cho BĐD sao lại truyền đạt được cho bà Đặng Thị Hằng? Nếu “truyền” được cho bà Hằng hiểu thì ông TTAS phải “truyền” được cho người khác chứ? Bà vợ ông Trần Văn Minh cũng chở chồng đến họp BĐD cộng đồng mỗi thứ Năm. Nhưng bà Lộc (vợ Trần Văn Minh) thì trái lại rất tế nhị, rất biết điều. Ngồi trong xe chờ chồng họp xong rồi về nhà, chứ không nhảy xổm vào họp với Ban Đại Diện. Bà Lộc cho biết, đồng hương bầu cho chồng em, đâu có bầu cho em đâu mà nhảy vào ăn có. Mang tiếng chết.

Nhưng bà Hằng, giá mà chỉ nhảy vào ăn có thì cũng đỡ. Đằng này không những nhảy vào ăn chực mà còn ăn tươi nuốt sống người khác mới khiếp. Đồng hương bầu 1 người, nay BĐD lời một rưỡi (chồng ngồi vào ghế kế hoạch để nghe, vợ đưa kế hoạch để biểu quyết giùm). Có người cho rằng chính bà vợ ông Trần Trọng An sơn mới là người ham danh, đại diện cho ông TTAS từ ngày nhậm chức cho đến các phiên họp cộng đồng và remote control mọi chuyện. Chuyện này người Bolsa không dám nhận xét, nhưng chuyện đêm tổ chức thắp nến Cồn Dầu thì Người Bolsa nghe đồn như sau: Vì dư luận thấy Ban Tổ Chức đưa ông Trần Trọng An Sơn ra làm bình phong (vừa khích động tinh thần đấu tranh vừa khơi động lòng thương hại) để làm mồi câu người tham dự, nên bà con không dám đi. Dư luận vẫn bị ám ảnh về sự kiện xảy ra tại trung tâm Công Giáo. Chỉ mới nhìn tấm hình trên bià báo Việt Weekly mà đã bị khích động thì bà con vẫn sợ phải đến một ngày chứng kiến hình ảnh không hay. Nhất là có con trẻ lại càng không dám đi vì sợ chúng bị ám ảnh. Những tên tuổi nổi danh của Việt Dzũng, Đỗ Tân Khoa, Minh Phượng, Ban Tù Ca Xuân Điềm vẫn không kéo lại được tinh thần Cồn Dầu, vì dư luận vẫn cho rằng đưa hình ảnh TTAS chỉ làm hề hoá công việc đấu tranh. Tội nghiệp BTC tính sai một nước cờ.

Quá khứ đã có nhiều dư luận cho rằng tất cả các văn thư kêu gọi đấu tranh không Phan Kỳ Nhơn thì Trần Trọng An Sơn đứng mũi chịu sào, ít người dám ký tên trên thông báo vì sợ trách nhiệm hoặc lỡ có chuyện cần leo lên máy bay về VN thì bị kẹt giỏ. Vụ Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng là một bài học đắt giá cho ông TTAS, vì ông là người đứng ký tên, nên dư luận đổ trách nhiệm cho ông. Nhưng kỳ thật ông TTAS bị oan. Nhất là ký thư chống lại Đức Hồng Y mà Ban Tổ Chức lại toàn là người Công Giáo nên cũng hơi khó ăn khó nói, cho nên kiếm người dám ký tên cũng khó. Lỡ nói chuyện Cồn Dầu thì cũng nên nói một vài chuyện không tốt đẹp và xảy ra quá lộ liễu trong đêm Cồn Dầu.

Đầu tiên là dùng đêm đấu tranh Cồn Dầu để vận động cho Dân biểu Cao Quang Ánh là điều không nên. Người Bolsa ủng hộ DB Ánh, kể cả việc ông đi về VN theo phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ, trừ những lời tuyên bố. Nhưng không vì vậy mà không viết, BTC rõ ràng có sự thiên vị khi đề cập quá nhiều vị dân biểu ở xa mà người California lại không có quyền với tay qua Lousianna để bầu. Cuối cùng thì ra là bán vé gây quỹ cho ông vào tuần tới.  

Thứ đến, là rào trước đón sau không cần thiết, giới thiệu dân biểu Trần Thái Văn thì cứ giới thiệu vì nguyên tắc có sự hiện diện của các dân cử thì cộng đồng thường mời lên phát biểu. Đầu cần phải lấy lý do, đúng ra là Dân biểu Cao Quang Ánh là người phát biểu nhưng rất tiếc tuần sau mới có mặt. Tuy nhiên may mắn chúng tôi lại thấy có mặt dân biểu Trần Thái Văn. Nếu không “khách sáo” chắc không ai nghĩ sâu xa, nhưng vì những loại sáo ngữ này lại làm cho bà con thắc mắc?

Chưa hết, MC Đỗ Tân Khoa lại được giới thiệu để đọc và dịch lá thư của nữ dân biểu Loretta Sanchez. DB Trần Thái Văn, được biết thay thế dân biểu Cao Quang Ánh theo lời BTC. Vậy bà dân biểu Sanchez lại vì đâu được đọc thư? BTC cho biết để giữ sự vô tư và công bằng (BD Trần Thái Văn và DB Loretta Sanchez là đối thủ khu vực tranh cử 47) nên BTC cũng phải đọc thư của bà Loretta Sanchez. Nếu không có sự hiện diện của DB Trần Thái Văn thì BTC có đọc thư của bà Loretta Sanchez không? Lời giải thích nghe có vẻ êm tai, nhưng việc làm lại có cái gì có vẻ không ổn. Cô Lilly Ngọc Hiếu, cả cộng đồng đều biết là đại diện của bà Loretta Sanchez từ nhiều năm nay. Nguyên tắc, nếu đọc thư của bà dân biểu Loretta Sanchez thì người đọc và dịch là cô Ngọc Hiếu không phải là MC Đỗ Tân Khoa. Chắc chắn Lilly Ngọc Hiếu sẽ hiểu ý bà dân biểu và thông thạo danh từ chính trị hơn Đỗ Tân Khoa chứ?

Vậy tại sao Đỗ Tân Khoa lại được “vinh dự” đọc thư bà Dân biểu Loretta Sanchez mà không phải là người đại diện Lilly Hiếu cũng có mặt và ngồi hàng ghế đầu tiên và đã được giới thiệu ngay lúc đầu tiên? Nếu người đại diện không có mặt thì chuyện này có thể du di. Đây chẳng qua có thể cũng là một sự vô tình của BTC hoặc vì do người khác đã cố tình sắp xếp trước, bởi vì Đỗ Tân Khoa đang ra tranh cử nghị viên thành phố Westminster. Mà đối thủ đương kim nghị viên Tạ Đức Trí bị ngồi ở bên dưới hàng ghế quan khách và không được phát biểu, trong khi ứng cử viên Đỗ Tân Khoa được gần 400 cặp mặt đang nhận diện “dung nhan” cho cuộc bầu cử sắp đến. Những tiểu xảo chính trị này trong những sinh hoạt cộng đồng gần ngày bầu cử nên cần được chấm dứt. Nếu đã tế nhị rào trước đón sau như trường hợp dân biểu Trần Thái Văn thì BTC cũng nên tế nhị cho chót: Một là mời Lilly Ngọc đọc thư bà Loretta Sanchez, danh chánh ngôn thuận. Hai là mời nghị viên Tạ Đức Trí cũng lên phát biểu vài lời dù là một phút phù du. Cộng đồng mình 35 năm sinh hoạt dân chủ, bà con không còn ngây thơ như thời khăn gói quả mướp lên đường tị nạn 1975. Họ bén nhậy lắm. 

Cuối cùng, BTC cũng nên tế nhị trong một cuộc đấu tranh nên cẩn thận khi cử hành những nghi thức cầu nguyện. Người Bolsa là một con chiên với tên Thánh là Phêro, Cồn Dầu là một biến cố liên quan đến xứ đạo, nhưng khi các đại diện lãnh đạo tinh thần cũng như những người tham dự có đủ mọi tôn giáo, cả Đạo lẫn Lương, đủ mọi thành phần đứng thắp nến. Trong lúc làm lễ cầu nguyện thì 2 bản nhạc Thánh Ca Công Giáo Lậy Mẹ Là Ngôi Sao Sáng và Kinh Hoà Bình được cử lên làm các vị lãnh đạo tinh thần Tinh Lành, Phật Giáo đứng ngẩn người vì “khó ăn khó hát” trên sân khấu trong một buổi cầu nguyện theo hình thức Công Giáo.    

Ngoài ra một điểm nhỏ, mong rằng các BTC tương lai lưu ý. Nếu những người trong BTC vì bất cứ lý do gì biết rằng không thể có mặt trong buổi sinh hoạt thì đừng nên xuất hiện trong những lần vận động trên đài truyền hình và đài phát thanh. Cái này dư luận gọi gọi là “dám đốc” và “dám xúi”. Đơn cử ví dụ, Bà Trần Thanh Hiền xuất hiện khá nhiều trong các buổi nói chuyện, kêu gọi đồng hương tham dự biểu tình thì cá nhân bà lại vắng mặt trong đêm Thứ Bảy 18/9/2010. Lần sau bà Trần Thanh Hiền lên tiếng kêu gọi, chắc không ai đi nữa. Nghe lời xuí dại có ngày chết không kịp ngáp.