Nguyên Xương Phạm bá Vịnh, 20/4/2012

“.... ông Đại Sứ Bùi Diễm ngồi nhìn đất nước trong… Gọng Kìm Lịch sử,

Nhà Cách Mạng Hà Thúc Ký dấn thân vào lịch sử để… Sống còn với Dân Tộc...”

Nếu chúng ta đọc hết nội dung của hai cuốn sách có chung một Chủ đề là Hồi Ký Chính Trị của hai tác giả Bùi Diễm (Gọng Kìm Lịch sử) và Hà Thúc Ký (Sống Còn với Dân Tộc) thì từ hình thức đến nội dung đã thể hiện được cuộc đời và sự nghiệp của hai chính khách sinh vào thời điểm lịch sử đất nước Việt Nam liên tục bước vào cuộc chiến tranh tìm thuộc địa của người Pháp và tiếp theo là thế giới chiến tranh lần thứ hai (1939-1945).

Chúng ta rất dễ nhận ra được rằng trên con đường yêu nước đi tới phục vụ tổ quốc, xây dựng Quốc gia Tâm tư và Nguyện vọng của hai vị Chính Khách này hoàn toàn đi hai hướng khác nhau. Đành rằng đây là Hồi ký ghi lại những biến cố đã xãy ra trong cuộc đời của chính tác giả liên quan đến xã hội, quốc gia dân tộc cùng thăng trầm qua giòng lịch sử. Từ cuộc chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp đến cuộc chiến tranh ý thức hệ (chủ nghĩa) của người Việt cũng đủ để xác định vai trò của những người làm Chính trị và những người làm Cách mạng. Giữa hai thế lực Chính trị và Cách mạng thì Cách mạng luôn bị thế lực Chính trị đàn áp, thủ tiêu. Trên thế giới tất cả các quốc gia, nhà cầm quyền đều được lãnh đạo bởi những con người từ thế lực Chính trị, tuy nhiên cũng phải nói cho rõ hơn đó là có những quốc gia được lãnh đạo xuất phát từ một cuộc Cách mạng được hình thành, lật đổ thế lực Chính trị độc tài, quân phiệt, sau khi xây dựng xong, ổn định xong một chính quyền mới, thì thế lực Cách mạng rút lui trao quyền lãnh đạo quốc gia cho thế lực Chính trị. Từ đó ta hiểu rằng Cách mạng là sự nghiệp chung của quần chúng, ai thấy rãnh thì làm, cho nên lực lượng Cách mạng có nhiệm vụ cứu nước, diệt thù, không có đội ngũ chính thức và bí mật được trải rộng khắp trong nhân dân, hoạt động không lương tiền, không danh lợi, không tài sản mà có nhiều khi phải hy sinh tài sản xương máu cho Cách mạng thành công.

Trở lại một chủ đề Hồi Ký Chính Trị của hai tác phẩm của ông Bùi Diễm (chính khách ngoại giao) và ông Hà Thúc Ký (nhà Cách mạng lảnh đạo Đại Việt Cách Mạng ) chúng ta tạm có nhận xét rằng một Người Lập thân theo phong cách “quan lại”, mọi việc được tính toán cân nhắc được đặt lên hàng đầu trước khi bước vào con đường xây dựng sự nghiệp cho bản thân, nghĩa là phải có được một cái ghế để ngồi. Một bên yêu nước bằng con đường “dấn thân theo tiếng gọi tổ quốc, ra đi làm cách mạng”. Có lẽ nhân sinh ra mỗi người có một vị trí đã đặt định, tuy cả hai ông đều xuất thân từ ngưỡng cửa của gia đình dưới Triều đại Quân chủ nhưng tư tường đã sớm tự biết mở ra cho mình một con đường “định mệnh” đưa đẩy cuộc đời trôi theo giòng lịch sử. Cà hai ông đều sinh thời cùng một thế hệ hơn kém nhau chỉ có Ba năm tuồi dời (Bùi Diễm 1923, Hà Thúc Ký, Canh Thân1920) khi người Pháp đã vững vàng đặt chân lên toàn lãnh thổ Việt Nam, vẽ bàn đồ thuộc địa toàn cỏi Đông Dương. Cuối tháng 2 năm 1946 khi ông Hà Thúc Ký gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng thì tôi mới bốn tuổi đời (cuối tháng 2 năm 1942) đang ở trong vùng “kháng chiến” của Việt Minh, hối ấy bọn trẻ chúng tôi thường chạy rong chơi khắp làng, hát những câu đồng giao không biết xuất xứ từ đâu .......” kể từ ngày thất thủ Kinh Đô, Tây qua giăng dây thép họa địa đồ Việt Nam......sau này lớn lên tôi mới biết là khuya 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu nhằm ngày 4 tháng 7 năm 1885 hai quan Phụ Chánh Đại Thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn văn Tường nổ súng thần công tấn công Tòa Khâm Sứ phía Nam sông Hương và đồn Mang Cá phía Bắc sông Hương do người Pháp đóng quân, rạng sáng 23 tháng 5 người Pháp phản công chiếm được Hoàng Thành Huế, vua Hàm Nghi Di Gía ra Tân Sở (Quảng Trị) Kinh Đô Huế thất thủ). Kể từ thời điểm này hầu như đất nước Việt Nam gần như bỏ ngõ, không chính quyền từ Trung Kỳ ra tới Bắc Kỳ.

Với dụng ý của ông Bùi Diễm khi viết Hồi ký Chính Trị Gọng Kìm Lịch Sử, ông muốn làm một Chứng nhân của lịch sử, ghi chép lại những gì chính mắt thấy tai nghe, ông né tránh những vai trò ...”một diễn viên trong hậu trường sân khấu chính trị tại Saì Gòn và Hoa Thịnh Đốn “ (trích Vũ Quang, nguyên Đại Tá QLVNCH, trang bìa sau Gọng Kìm Lịch Sử) ông không muốn đóng vai trò là người đã từng góp bàn tay trong suốt cả hai giai đọan lâu dài dưới các chính phủ Cọng hoà tại Miền Nam cho đến ngày mất nước, 30 tháng 4 năm 1975.

Mở đầu Chương 1 Gọng Kìm Lịch Sủ, ông Bùi Diễm viết như sau: ....”Một giọng nói nghe như ở xa vọng lại, giục giã qua những tiếng ồ ồ ở đầu dây điện thoại: “ Bob Shaplen, Bob Shaplen đây. Tôi vừa ở Việt Nam về và đang gọi anh từ Hồng Kông”. Giọng nói lập đi lập lại, nhưng vừa thức giấc dậy giữa đêm khuya và còn đang ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê vì những liều thuốc qúa mạnh để ngăn chận cơn cảm cúm đã hành hạ từ mấy ngày trước, tôi thực sự chưa nghe rõ là ai gọi.

“Bob Shaplen đâý Tôi vừa ở Saì Gòn về tới Hồng Kông. Các bạn anh ở Việt Nam đang cần anh. Họ rất hoang mang và không ai hiểu tình hình ra sao cả. Ngoài ra không ai tiếp xúc được với ông Thiệu hay Đại Sứ Graham Martin. Có lẽ anh là người độc nhất có thể liên lạc được với họ vì vậy mà mọi người nghĩ rằng anh phải về ngay để nói cho họ biết sự thật”. Lúc này, vì đầu óc đã dần dần tỉnh táo lại, nên tôi nhận thức được ngay: đây là tin trực tiếp đầu tiên từ nhiều tuần lễ về tình hiành ở Sài Gòn.

Đến khi Shaplen gác điện thoại tôi đã hoàn toàn tỉnh giấc. Anh ta nói thật có lý. Tôi phải trở về Sài Gòn....” (trích Gọng Kìm Lịch Sử, Chương 1 trang đầu)

Trên đây là một đoạn tự sự mở đầu cho một câu chuyện dài sau này mà quý vị sẽ được nghe ông Cựu Đại sứ tự thuật lại với tư cách một nhân chứng mặc dù chính ông là nhà Đạo diễn cũng là diễn viên của thời cuộc. Ông Bùi Diễm là một nhân tài hiếm có tìm được trong sân khấu nghệ thuật cùng một lúc diễn được hai vai nghĩa là vửa đóng kịch vừa làm người xem kịch, vừa làm ca sĩ đang hát vừa làm khán giả ngồi xem hát, một con người vô tư, giải trí xong trở về lăng lên giường nằm ngủ mặc cho đạo diễn dọn dẹp sân khấu, bàn ghế ngổn ngang, rác rưỡi tràn đẩy dơ bẩn. Trước ngày 14 tháng 4 năm 1975 ông Bùi Diễm biết tại Việt Nam tình hình càng ngày càng xấu đi, cọng quân tiến quân ồ ạt và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang trông tin tức nơi ông Đại sứ. Bùi Diễm hiểu được khó thể bỏ qua hay già lơ né tránh một sự kiện lịch sử đầy nguy hiểm qua cú điện thoại viễn liên của nhà báo Bob Shaplen mà sau này khó có thể chạy tội, do đó mà ông Bùi Diễm đành phải trở về Việt Nam:.....” Đến khi Shaplen gác điện thoại tôi đã hoàn toàn tỉnh giấc. Anh ta nói thật có lý. Tôi phải trở về Saì Gòn...”Bùi Diễm- Gọng Kìm Lịch Sử). Lạ thật nếu chẳng may anh nhà báo ngoại quốc này nói không có lý thì ông Đại sứ tiếp tục nằm ngủ nữa ? vậy thì trước đó tức là trước thời gian anh nhà báo Shaplen gọi thì ông Bùi Diễm nghĩ rằng chuyện bên Việt Nam Chính phủ và đồng bào đang như thế nào khi ông đã biết Việt cọng đã chiếm Cao nguyên và các tỉnh phía Bắc đã mất và đang tiến quân về Thủ Đô Sài Gòn ? Từ 700 triệu đô-la viện trợ còn bị kẹt lại tại Quốc Hội đến một giải pháp nào đó của Hoa kỳ đang ở trong tay ông Bùi Diễm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như ngồi trên đống lửa còn ông Đại sứ thì chờ cho ông nhà báo Bob Shaplen nói có lý ông Diễm mới quyết định về Sài Gỏn .......? Làm Đại sứ kiểu như thế này thì cần gì ông Bùi Diễm mà đưa cho thằng Chí Phèo làm cũng được vậy!

Để có được dữ kiện so sánh, tôi xin trích ra một đoạn ngắn trong cuốn Hồi Ký Chính Trị của ông Hà Thúc Ký, một thanh niên trước cảnh đất nước đang lâm vào cảnh “một cổ hai tròng” ..........” Đất nước bị đặt vào trường hợp một cổ hai tròng mất vài năm, nhưng rồi đến lượt Nhật bị Đồng Minh đánh bại, tạo cơ hội cho dân tộc ta thoát khỏi vòng nô lệ, nước nhà dành lại nền tự chủ. Nhưng không may cho đất nước là núp bóng quân đội Anh đến giải giáp quân đội Nhật, thực dân Pháp mang quân trở lại để mưu đồ tái lập chế độ thuộc địa, do đó mà cơ hội vừa đến thì gian truân cũng đến theo. Toàn thể dân Việt Nam can đảm đứng lên kháng chiến. Trong bối cảnh đó, với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, tôi đã hăng hái lên đường gia nhập đội ngũ Giải Phóng Quân, cùng với những người trai thế hệ, xông vào vòng lửa đạn không chút đắn đo ngại ngùng....(trích Sống Còn Với Dân Tộc, HTK trang Thay Lời Tựa 1 qua 2).

Một Cổ Hai Tròng thì có khác chi Gọng Kìm Lịch Sử ? ông Hà Thúc Ký đã nhãy vào lịch sử cùng với các bạn thanh niên cùng thế hệ đi tháo gở cái cổ hai tròng, cũng là con người Việt Nam trong bối cảnh đất nước loạn lạc thì ông Hà Thúc Ký từ bên ngoài nhãy vào làm lịch sử còn ông Đại sứ Bùi Diễm thì ở bên trong tòa Đại sứ đang ngủ thì bị nhà báo Bob Shaplen gọi điện quấy rầy!

Từ 1967 đến 1972, sáu năm làm Đại sứ Việt Nam Cọng Hoà tại Hoa Kỳ, sau hai năm Hoa Kỳ ồ ạt đổ quân vào Miền Nam (1965-1967) thì ông Bùi Diễm cũng đã bắt đầu bước chân vào Toà Đại sứ VNCH tại Washington DC bên cạnh Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ, mang danh là một Sứ giả đại diện cho một đất nước, một dân tộc, thay mặt Tổng Thống để thương thào với người “đồng minh” mà ông đã từng giao thiệp suốt 6 năm dài chẳng lẽ không một chút uy tín hay tạo được một tiếng nói từ nơi vài người Nghị sĩ hay Dân Biểu trong Quốc Hội Hoa Kỳ ? tôi thiết tường đối với một nước dân chù, một Quốc Hội dân chủ có hai đảng Cọng Hòa và Dân Chủ thay nhau lãnh đạo đất nước mà hoàn toàn bỏ phiếu 100/100 cắt sạch sẽ 700 triệu còn lại, trong ngân sách Viện trợ và bỏ rơi Việt Nam Cọng Hoà cho Cọng sản? Nước Mỹ thời Tổng Thống George W. Bush sau vụ khủng bố 911 một cái tang rất lớn của Hoa Kỳ khi quyết dịnh tấn công IRAQ cũng có phiếu chống hay phiếu trắng huống gì đây chỉ là một quyết định chính trị mà hoàn toàn không muốn Việt Nam Cọng Hoà tồn tại thì thật là điều không tường đối với nhân cách làm Đại Sứ 6 năm của ông Bùi Diễm tại Hoa Kỳ để rồi ông thở dài và nói câu sau cùng ....”Nhưng hôm nay là 14 tháng 4, 1975 Tôi chẳng còn gì để làm ở Hoa Thịnh Đốn nữa. Ở vào giờ phút quyết định này, giờ phút ảnh hưởng đến cả vận mệnh của miền Nam Việt Nam, tôi cảm thầy như hoàn toàn bất lực không làm gì được để lay chuyển Quốc Hội Hoa Kỳ, mặc dầu sau hơn 7 năm làm việc cũng đã tạo được những mối giao hảo với các giới chức Hoa Kỳ....”( trích GKLS, Bùi Diễm trang 2).

Tất nhiên với hơn 7 năm làm Đại Sứ tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm phải có những mối giao hảo tốt với một số giới chức, nhưng giao hảo điều gì?, về việc gì? mà đến giờ phút đất nước và đồng bào Việt Nam của ông Đại Sứ đang hấp hối thế mà họ nhẩn tâm thầy chết không cứu, dù cái hành động cứu ấy chỉ biểu lộ một lá phiếu như muối bỏ xuống biển cũng là một thái độ nhân đạo của con người từng là giao hảo tốt suốt hơn 7 năm bên nhau? Mãi đến giờ phút này sau 37 năm chuyện ông Đại Sứ Việt Nam Cọng Hoà Bùi Diễm tại Hoa Kỳ chỉ mới có ông Bùi Diễm tự thuật chứ chưa có người thứ hai trong hay ngoài Tòa Đại Sứ viết về những tháng ngày bang giao, thuyết khách của ông Đại Sứ. Ông Bùi Diễm đã chọn lựa lối hành văn của Người Đứng Nhìn là chính và đôi lúc ông cũng xen vào một vài vai trong một vài cảnh để câu chuyện kể của ông có thêm màu sắc của một người tài tình cùng một lúc vừa hát vừa ngồi xem hát...bài“...Giải Phóng Miền Nam chúng ta thề quyết tiến bước...” Một khi ông Bùi Diễm đã than “...tôi cảm thấy như hoàn toàn bất lực không làm gì được...”tất nhiên ông không phải là người đứng bên lề cuộc chiền thế mà ông không hề nhận một chút nào về trách nhiệm trực tiếp của một chức năng Đại Sứ trước sự đỗ vỡ của thời cuộc,tang thương mất nước.... (Còn nữa)

Nguyên Xương Phạm bá Vịnh. 20/4/2012


Tin liên quan:

- Phần 2

- Phần 3

- Phần 4