Tạ Ngọc Lương, 30/3/2021

Có bao giờ bạn bị bịt mắt, bịt tai, đói bụng, vào trong một chỗ lạ đầy đồ ăn, bạn quơ tay quơ chân đổ chén đĩa. Tự nhiên bạn bị quất một cái không hiểu tại sao bị quất. Không biết bạn đã có trải nghiệm này chưa. Nhưng các bé trải nghiệm thường xuyên khi còn bé, chưa xây dựng ý thức như người lớn. Chỉ khác một điều. Những cái quất qua hình thức la mắng, phạt không kềm chế, in vào đầu óc giấy trắng của bé. Càng nhiều, càng in hằn. Yêu thương có thể xóa bớt được những vết đau lòng. Nhưng không xoá nổi nỗi đau thành sẹo.

Đầu óc trong trắng, bị quất bằng những la mắng, kỷ luật không kìm chế của người lớn, các cháu ngơ ngác không hiểu tại sao. Nhất là khi các cháu chỉ biết dựa vào người mình thương nhất. Tôi đôi khi không kiềm chế về vấn đề này khi con còn bé, khi cơn nóng của tôi nổi lên. Nhưng càng về sau, càng học cách hay hơn. Đường rày tôi đi trật, các bạn có thể tránh.

Khi mới sinh, các bé có zero ý thức, ngoại trừ bản năng bú, và cảm giác thân thể. Thế giới là cả một không gian mênh mông. Kinh nghiệm xử thế của cuộc đời hoàn toàn chưa có. Muốn làm thì phải học tập, nhiều khi phải tập đi tập lại thành thói quen. Ông trời cho mỗi bé một tính từ tập trung cao độ, đến hoàn toàn không có tập trung. Có bé sinh ra có thể vụng về, có bé phát triển sớm tay chân, và nhiều sự khác biệt nữa.

Không bé nào giống bé nào khi mình gặp con lần đầu. Bổn phận của cha mẹ là cần phải hiểu món quà mình là gì, có tính chất gì, khả năng gì, và giới hạn gì. Để mình có thế uốn nắn con cho đúng. Tưởng tượng trí óc bé là một cây non, có chỗ mềm, chỗ cứng, chỗ lỏng. Bố mẹ mặc dù biết chung chung cây này là gì, qua kinh nghiệm đời đã trải. Nhưng, vì không biết nên nhiều khi chăm cây, nếu không đúng thì cây sẽ không phát triển hết.

Đầu tiên, tình yêu phải luôn chan hòa, để xoa dịu các vết đau, nhiên liệu cho động lực, tổ ấm cho con cô đơn cần được ôm ấp. Đây là một khó khăn cho cha mẹ lớn tuổi hay đàn ông Việt Nam, đối với tôi, vì họ sợ mất đi cái uy cứng cựa. Hầu như ngày nào tôi cũng nói yêu con, và bây giờ con gọi về. Sau khi nói về vấn đề gì tôi luôn hỏi: "Con biết bố luôn yêu con vô vàn không?". Tôi biết con rất thích nghe. Thế nên có la con, con cũng biết là mình vì con.

Con cần phải có ý thức trước khi mình dạy bằng lời nói. Cần cân nhắc mỗi độ tuổi và mỗi tính tình. La con vụng về cầm ly khi bé 3 tuổi, bắt con năng động ngồi yên không phải là cách dạy.

Mỗi cháu trời cho có khả năng riêng. Nhiều cha mẹ đặt con vào khung chung để dạy. Vô hình chung mất đi khả năng trời cho. Ví dụ. Con thiên về sáng tạo mà bắt con học trong khung nhồi nhét đòi hỏi trí nhớ, để con được điểm A. Con tôi khuyên tôi là các em trong tiểu học nên học căn bản, và thói quen nhiều để các em phát huy hết khả năng, thay vì làm mù chột từ sớm. Các nước bắc Âu chỉ cho các cháu học toán, khi các cháu sẵn sàng.

Sẽ thiếu sót rất lớn nếu không tạo ra nền móng yêu thương, kỷ luật, và sợi giây đồng hành từ sớm. Kết quả là con thiếu kỷ luật, lờn lỏng, thành lấn áp. Càng lớn, nhiều vấn đề nổi cộm lên, muốn đưa con vào khung thì đã quá trễ.

Đầu tiên, cha mẹ vừa nghiêm vừa yêu thương từ sớm sẽ ít cần dùng kỷ luận với con sau này. Chỉ cần dùng cái uy để cho con vào trật tự. Nhiều cha mẹ không kiên định nghiêm hay dùng kỷ luật, các cháu không ý thức giới hạn, đẩy cha mẹ mình tới bến. La mắng phàn nàn không có nhiều hiệu quả.

Bên Thái Lan. Người quản tượng cột con voi con vào một cọc. Vì còn bé, con voi con giật dây chỉ có đau mà không ra nổi. Quen tính, khi con voi lớn lên. Cũng chỉ sợi dây và cọc thôi. Con voi giờ lớn rồi, không dám bứt dây. Trong thâm tâm đã in vào, giật là đau chân mà không làm gì được. Dạy con từ nhỏ cũng như thế. Hiệu quả hơn khi bắt đầu từ sớm. Các con còn nhỏ, một khi đã cho cái vòng, ít bước ra. Đó là tại sao cái uy của người bố tồn tại rất lâu.

Kỷ luật bằng cách lấy đi cái gì con đang thích tương tác là tốt nhất. Timeout là một dạng như vậy, rất hiệu quả khi con còn bé. Timeout hay bắt con "không làm gì trong một thời gian" trong thời gian đầu, sẽ là sợi dây tiềm thức trong một thời gian dài khi muốn kỷ luật con.

Để timeout có hiệu quả, chỗ sinh hoạt của con đã luôn có hoạt động, tương tác, tích cực, mà con thích. Timeout là đưa con từ năng động vào kỷ luật không làm gì hết. Trước khi kỷ luật timeout, báo cho con biết là nếu không nghe lời thì sẽ bị timeout.

Nếu con tiếp tục hành động. Ngay lập tức dùng kỷ luật time out. Con bị rời ra khỏi chỗ mình đang ưa thích, vào một chỗ cháu không có gì để làm, như quay mặt vào tường tại một góc nhà. Cháu dĩ nhiên bị bắt ở trong tư thế đó. Nếu cháu phản đối, dùng sức mạnh người lớn giữ cháu ở đó. Cho cháu biết rằng, cháu không làm gì được mà phải nghe lời. Nếu có giờ báo động, để đó cho đến khi giờ báo động.

Cha mẹ không nên dọa timeout, rồi không làm. Phải kiên định trong kỷ luật. Không thì con sẽ lờn. Thời gian timeout tùy tuổi, và tùy hành động. Khoảng một phút cho mỗi tuổi lớn. Cháu năm tuổi thì 5 phút.

Sau khi time out, nên cho con biết thêm lần nữa là không được phạm lỗi nữa. Nếu con hành xử tốt hơn, nên khen con để con có động lực tiếp tục hành xử tốt.

Sau này con lớn hơn sẽ có ý thức hơn. Timeout có thể không hiệu lực nữa. Thì nên lấy đi hay không cho con chơi cái gì con thích nhất mà đang sử dụng.

Có một số cháu nhỏ được chiều, kỷ luật lỏng lẻo, không biết giới hạn. Các cháu hay nằm vạ, tay chân lung tung, cho cha mẹ sợ. Cha mẹ có thể khôi phục lại uy của mình, bằng cách dùng sức mạnh giữ tay chân các cháu lại, để các cháu không lung tung tay chân. Làm vậy một số lần, các cháu sẽ hiểu. Tôi đã dùng cách này để giúp bố mẹ một số cháu. Sau đó, các cháu ngoan hơn với bố mẹ, vì sợ uy của tôi, nhưng lại yêu bố mẹ hơn, vì hiểu hơn.

Đối với các cháu lớn, những phương pháp kỷ luật cho tuổi nhỏ không còn hiệu quả nữa. Nhưng cũng là cách lấy đi cái gì các con thích và muốn. Hoặc thưởng cho con khi con hành xử tốt. Nên phân tích cho con và khách quan cho con chọn lựa nếu tình huống còn trong vòng tay. Con sẽ có thể vấp ngã nhưng sẽ hiểu, và tin cha mẹ hơn.

Một lần nữa, tôi xin khuyên là càng đặt nền móng sớm, yêu thương, kỷ luật và đồng hành, thì dạy dỗ con cái sẽ dễ hơn gấp nhiều sau này. Đã có những trường hợp đau lòng, thậm chí tự kết liễu, hay con bỏ nhà đi. Vì cha mẹ không ý thức được tầm quan trọng khi con còn bé.

Bằng mọi cách, luôn luôn tôn trọng con. Chỉ nói về vấn đề và hành động của con, và hậu quả của nó. "Đồ mất dạy" là tiền đề cho con đóng ngay cửa sổ tâm hồn.

Tuy thế, con cũng sẽ có những vấn đề nhức nhối không tránh được vào tuổi dạy thì (tween, teen). Và thậm chí lớn hơn. Các con không còn thuần trong vòng tay mình nữa, vì áp lực xã hội, và bản thân đang lớn, định hình và bản tính đang phát triển.

Cách của tôi là xây dựng yêu thương và đồng hành với con, khi con có ý thức. Vì đã học hỏi qua, tôi giải thích cho con rất sớm những vấn đề tuổi tween và teen sẽ đi qua, nổi loạn, cảm giác trai gái, áp lực trường học, định hướng môn học, đại học, v.v. Chẳng những chỉ cho con những anh chị đi trước, mà còn nhờ họ chia sẻ với con trải nghiệm của họ.

Chúng tôi dùng phương pháp dạy con #lulanparenting, xây dựng cho chúng tôi cái bệ khá vững để các con không đi trật khỏi cái khung không giới hạn, nhưng lại có những sợi dây ràng buộc chắc chắn, trong tư duy và hành động. Các con có thể tự do phát triển, nhưng vẫn có cái tổ, để nương và gìn giữ. Con biết, nếu con mà làm không đúng, sẽ ảnh hưởng chẳng những con, mà còn cả đại gia đình bố mẹ, anh chị em, và tương lai con cháu. Thế nên, khác với nhiều hoàn cảnh khác, chúng tôi có thể ngồi xuống, giúp cho con khỏi trật đường rầy.

Tôi xin kể lại câu chuyện gần đây.

Tôi và Lan ưu tư về thời gian gần đây, Đan có vẻ bỏ nhiều thời gian với một người mà chúng tôi không biết nhiều. Bình thường, ít ai ảnh hưởng được một người thanh niên đã độc lập về tài chính và tư tưởng. Tôi thường nghe "Chuyện tình cảm là chuyện của con", "đời của con, con sống, và con chịu". May mà chúng tôi đã có sợi dây cho con, để giúp con. Chúng tôi gọi Đan về, có bác của Đan ở đó. Chúng tôi hỏi chuyện con về tình huống của con, lý do tại sao con không về ăn cơm đúng giờ. Đan giải thích rành mạch, và muốn cho chúng tôi yên tâm. Tôi nói: "Con chọn người như thế nào để sống thuận hòa với bố mẹ, và gia đình. Hạnh phúc đại gia đình trên vai con đó." Đan trả lời: "Sau này, khi đến giải đoạn chín chắn. Trước khi quyết định, con sẽ mang bạn về nhà cho gia đình quen biết sinh hoạt. Rồi con sẽ quyết định. Bố mẹ biết con sẽ quyết định thế nào rồi, dù con có cảm tình cách mấy. Con hiểu là con không chọn cho riêng con".

Mặc dù không biết tương lai ra sao, nghe như thế, chúng tôi nghĩ, đã cho con mình Thương Yêu, Ý Thức, và Kỷ Luật.

#lulanparenting

#lulanhappiness

https://www.facebook.com/1230210854/videos/10225108647163220/