TRƯƠNG MINH HÒA (tinparis.net), 16-6-2010

Nếu ai có thụ huấn quân sự tại trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, hẳn phải biết một trong những bài học chiến thuật như: đại đội tấn công, phòng thủ, hành quân...nhưng quan trọng nhất là bài học cuối khóa, là đại đội rút lui. Đó là bài học mà các cấp chỉ huy trên chiến trường, từ tiểu đội đến tư lịnh quân khu, đều phải hết sức cẩn thận, nếu không ắt là thảm họa do việc rút lui hổn loạn, gây thêm thiệt hại cho quân ta và đương nhiên là địch khai thác tối đa việc rút quân, được hiểu là "tháo chạy" để truy kích, làm lan ra các đơn vị khác, đưa đến thất bại dây chuyền, như một lổ lù nhỏ, nếu không lấp vá, sẽ làm vở cả đập nước, tai họa khôn lường.

Từ sự quan trọng nầy, nên việc rút quân phải được các cấp chỉ huy tính toán cẩn thận, hoạch định từng đường đi nước bước, địa hình và hậu quả, tiên liệu những bất trắc để kịp thời đối phó... chớ rút lui theo kiểu tháo chạy là nguy hiểm vô cùng. Việc rút lui phải có thời gian, nếu không trở thành tháo chạy hỗn loạn. Thông thường cấp đại đội phải mất vài giờ, tiểu đoàn mất cả ngày, trung đoàn hàng tuần, sư đoàn thì kéo dài hàng tháng và nhất là quân đoàn, phải mất nhiều tháng mới hoàn thành. Lý do là đơn vị càng lớn, việc rút lui phải có chiến thuật, ngoài việc an toàn cho đơn vị, mạng sống thân nhân binh sĩ các cấp, kho tàng, dân chúng...nhất là sau khi rút lui, phải phá hủy những kho tàng (kho đạn) nếu không mang đi hết, các cơ sở trọng yếu, các khẩu pháo binh, quân xa.... để sau khi rút lui, địch có chiếm được những vị trí ấy, cũng không thể sử dụng được, nếu có cũng phải mất nhiều thời giờ; rút lui không có nghĩa là tháo chạy, mà tạm thời rời bỏ một vị trí để có thể phản công, tái chiếm, hay là rút bỏ một điểm để chuẩn bị thắng toàn diện. Việt Cộng cũng có "bài học cơ bản rút lui" là chiến thuật: "một bước lùi để chuẩn bị ba bước tiến".

Tổng thống, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, là dân thuần túy quân sự, tốt nghiệp từ trường võ bị, sau nầy là chỉ huy trưởng trường Võ Bị Đà Lạt, từng giữ những chức vụ cấp đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn, tư lịnh quân đoàn, há chẳng biết thế nào là "rút lui"? Nhưng ông là người phá nát quân đội ở quân khu 1 qua các lịnh lạc" tái phối trí lực lượng",với lịnh sáng rút, chiều tái chiếm, biến các đơn vị tổng trị bị là Thủy Quân Lục Chiến, Dù... thành mất năng lực, rồi rút lui, làm cho quân khu 1 bị rối loạn, tạo lỗ hổng quân sự; do đó Việt Cộng khai thác và biến thành "di tản chiến thuật" gây cảnh tháo chạy hổn loạn của quân, dân, đưa đến" đại lộ kinh hoàng" và lan sang quân khu 2, cũng tháo chạy hổn loạn và sau cùng khi đã" hoàn thành việc phá nát quân đội" thì ông trung tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành" chiến sĩ ra khơi", bỏ lại sa lưng hậu quả do ông gây ra, sống nhàn cư nơi các nước bình an như Đài Loan, Anh Quốc và sau cùng sau Mỹ, chết tại đây cho" sướng".

Trong khi đó, Tưởng Giới Thạch, dù làm chủ nước Trung Hoa, nhưng cũng chuẩn bị khi hữu sự và điều đó đã xảy ra vào năm 1949, nên họ Tưởng mới có nơi dung thân, trở thành gay nhọn của Trung Cộng cho đến ngày nay:

" Đài Loan hải đảo. Vạn Đại Dung Thân".

Đổng Minh Hoa Kỳ không THÁO CHẠY như tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng mô tả và đổ hết sự thất thủ miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975 vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là lối ngụy biện, chối trách nhiệm của ông Thiệu trong việc làm mất miền Nam. Thật ra thì Ông Thiệu có thể là người không có đầu óc thực tiễn, tiên liệu và biết " tự cứu mình" mà ỷ lại, giao trách nhiệm đánh Cộng Sản cho Hoa Kỳ, đồng minh, đó là lối làm việc:

" Thời thái bình dựa bệ ăn lương. Lúc hữu sự, đâm đơn xin nghỉ".

Sau trận Tổng Công kích Tết Mậu Thân 1968, Hoa Kỳ đã có kế hoạch" rút lui" khi tổ chức hội đàm Paris. Nếu ông Thiệu nhìn thấy hay không biết, thì còn ban tham mưu với nhiều khoa bảng như tiến sĩ Hoàng Đức Nhả, Nguyễn Tiến Hưng, đại sứ Bùi Diễm....há chẳng nhìn thấy hiện tượng" khi đồng minh sắp rút lui" mà có những kế hoạch như:

-Củng cố quân đội: rèn quân, chỉnh cán, thay thế lớp sĩ quan cao cấp, vốn không phù hợp với tình hình chiến sự hiện tại.

-Khai thác tâm lý của Hoa Kỳ là muốn rút quân, do tác động phong trào phản chiến khuynh tả. Nên ông Thiệu có khả năng đề nghị "Việt Nam hóa chiến tranh", nhận nhiệm vụ, yêu cầu Mỹ chi viện quân sự, quân Mỹ rút về, là phù hợp tâm lý dân Mỹ, vô hiệu hóa sự đánh phá của phong trào phản chiến và sự tuyên truyền của Hà Nội" đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", trong đó có cả bọn Việt gian như tên thiền sư Thích Nhất Vẹm, ngày đêm đâm sau lưng miền nam bằng những "kinh hòa bình theo định hướng xã hội chủ nghĩa" như "Hoa Sen Trong Biển Lửa"....

Lãnh đạo bất cứ đoàn thể, quân đội, quốc gia... được ví von qua câu nói của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy: "lãnh đạo tức là lãnh đủ". Thời gian khá dài từ 1968 đến 1975, đủ để cho ông Thiệu và nội các với các" quân sư quạt máy" như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Đức Nhả, Bùi Diễm... để củng cố miền Nam, ổn định tình hình, tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt Cộng, thì ngày 30 tháng 4 năm 1975, ắt là không thể xảy ra. Mặt khác, nếu ông Thiệu không phá nát quân đội ở quân khu 1 ( có nghi vấn ông Thiệu có thể là một siêu điệp?), thì dù cho Cộng Sản Bắc Việt có dốc toàn lực, đưa vào nam tất cả các sư đoàn chánh qui, huy động toàn bộ du kích, cũng không thể" tiến vào Saigon, trận cuối là trận nầy".

Tuy nhiên chỉ với 55 ngày đêm mà hơn 1 triệu quân thiện chiến tan hàng một cách tức tưởi; nếu không thì năm 1975, Việt Cộng phải trả giá rất đắc, hơn cả trận thảm bại Mậu Thân 1968, vì quân dân miền nam đã có kinh nghiệp, tinh thần tử thủ cao, lại có cả lực lượng nhân dân tự vệ, dù súng thời đệ nhị thế chiến, nhưng Việt Cộng không phải là "mình đồng da sắt" bắn không lủng. Chính ông Thiệu là người đã dẹp tổng đoàn Bảo An của Hòa Hảo vào tháng 10 năm 1974, nếu không thì lực lượng nầy có khả năng đánh trả lại bọn Việt Cộng khi chúng mang đầu vào.

Như vậy, đồng minh Hoa Kỳ không tháo chạy, mà họ đã có kế hoạch rút lui từ sau năm 1968. Thế mà ông Thiệu vẫn “bình chân như vại" chưa thấy quan tài chưa đổ lệ", nên mới đưa đến thảm họa 30 tháng 4 năm 1975, hậu quả đến ngày nay, đất nước đang lọt vào tay Trung Cộng; nếu còn miền Nam như Nam Hàn, thì ngày nay tình hình đã khác hẳn và không chừng Hà Nội đã thay đổi chế độ như Liên Sô và Đông Âu. Hoa Kỳ đã rút lui một cách có bài bản và mất hết 7 năm, còn ông Thiệu chỉ tốn 55 ngày, biến rút lui thành "tháo chạy" nên tạo thờ cơ cho Cộng Sản" tiến quân trên đường dài" làm biết bao dân, quân bị chết trên đường "di tản chiến thuật", hậu quả khôn lường qua các trại tù mệnh danh là "cải tạo", hàng triệu người bỏ mình trên đường tìm tự do và nhất là nước Việt Nam ngày nay đã bị Trung Cộng đô hộ gián tiếp qua tay" tập đoàn Thái Thú Trung Cộng gốc Việt" ở Bắc Bộ Phủ.

Trong suốt thời gian dài trở thành "chiến sĩ ra khơi", ông Thiệu chưa hề thăm những nạn nhân của ông ở các trại tỵ nạn, trái lại tuyên bố một câu hết sức vô trách nhiệm:" mấy người tỵ nạn có mắc mới gì đến tôi". Đã vậy, ông Thiệu còn manh nha đón gió nhưng kín đáo hơn Nguyễn Cao Kỳ, do ông Thiệu thâm độc hơn. Ông cùng với đám đàn em thân tín, họp mật với Bùi Tín, gọi là hội đàm Paris 2, mưu toan muốn bán đứng người Việt hải ngoai lần nữa, mà bước "chiến lược" là năm 1997, ông Thiệu cho ra đời cái gọi là: "Phong Trào xây dựng dân chủ và tái thiết đất nước", được phát động và bị phản ứng, tẩy chay, vì uy tín của ông Thiệu không còn nữa, dân hải ngoại, nhất là những quân nhân cán chính chán ngán: "đừng nghe những gì ông Thiệu nói, mà hảy nhìn kỷ những gì ông Thiệu làm". Người dân miền Nam, những chiến sĩ can trường, trải thân nơi chiến địa, bảo quốc an dân từ 1954 đến 1975 đã bị ông Thiệu bỏ chạy, phá nát vào giờ chót, thật là bất hạnh cho dân tộc. Quân đội hùng mạnh mà bị cấp chỉ huy phá nát, tất phải tiêu tan, đó là thảm họa, mà miền Nam đã vướng phải với trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.

Đồng minh rút lui và chính ông Thiệu là người ban lịnh quân lực VNCH tháo chạy, sau đó cũng chính ông và tay chân thân tín phủi tay sau khi làm hỏng cả đất nước.

Trương Minh Hòa
12.06.2010