Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi”

Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ
Cali Today News - Theo tin chính thức từ bệnh viện, ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng nay, ngày 20 tháng 12 năm 2013.
Sáng nay Việt Dzũng ở nhà một mình, anh yêu cầu vợ anh đi làm trước và anh sẽ đến bệnh viện một mình vì có hẹn với bác sĩ vào lúc 10 giờ sáng nay. Đến lúc 9 giờ 44 phút sáng, anh đã gọi cấp cứu của bệnh viện (emergency call). Khi xe cấp cứu đến nhà, thì Việt Dzũng đã gục ngã ngay tại cửa sau khi mở cửa. Nhóm cấp cứu đã cố sức cứu chữa nhưng không còn kịp nữa, Việt Dzũng đã vĩnh viễn ra đi.
Tin tức sáng nay về cái chết của ca nhạc sĩ đấu tranh Việt Dzũng truyền đi như một làn sóng mạnh. Nghê Lữ gọi cho biết. Nhạc sĩ Nam Lộc gọi cho biết. Cụ thân sinh của anh Thiện Thành cũng gọi cho biết... Trên email thì tràn ngập tin Việt Dzũng ra đi với bao thương tiếc. Mọi người đều tiếc nuối khi nghe một ca nhạc sĩ dòng nhạc đấu tranh một cách tài hoa là Việt Dzũng đã qua đời.
Nam Lộc – Việt Dzũng bên nhau trên sân khấu và bên nhau ngay cả lúc chia cách giữa tử sinh. Photo: Nam Lộc/Cali Today
Với Việt Dzũng, có lẽ không cần phải viết dài dòng về sự nghiệp, về âm nhạc, về đấu tranh. 39 năm qua, cả một cuộc đời, anh đã tận hiến cho cộng đồng và cho đất nước.
Anh qua đời vì bệnh tim vào lúc 10:35 sáng nay tại Fountain Valley Medical Center, miền Nam California.
Hệ thống truyền thông Cali Today xin chân thành chia buồn với gia đình.
Photo Courtesy: lytuongnguoiviet
Việt Dzũng qua Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Việt Dzũng: Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
- Sinh 1958 tại Sài Gòn
- Mất 12/20/2013, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ
- Thể loại: nhạc hải ngoại
- Ca khúc tiêu biểu: Một chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm
Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.
TIỂU SỬ & SỰ NGHIỆP
Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam.Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.
Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng,ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc.Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở California. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.
Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia.
Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại Nam California (Hoa Kỳ) như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. đấu tranh cho nhân quyền trong nước, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

TÁC PHẨM ÂM NHẠC TIÊU BIỂU:
Bên đời hiu quạnh
Bài tango cuối cùng
Có những cuộc tình không là trăm năm
Dấu chân của biển
Giòng cuồng lưu
Hát cho người dân oan
Khóc ru đời trinh nữ
Lời kinh đêm; ý thơ Mãn Thuận
Một chút quà cho quê hương
Mời em về
Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
Ngày con về
Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
Tình như cây cà-Rem
Thung lũng chim bay
Và em hãy nói yêu anh
Băng và đĩa nhạc
Anh vẫn còn thương
Bên bờ đại dương
Bên em đang có ta
Hát cho Tự do
Hùng ca quật khởi
Lên đường
Mình ơi, đưa em về quê hương
Quê hương và em
NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG VỪA QUA ĐỜI
Theo tin từ thân hữu miền Nam California cho biết , và có sự phối kiểm của phóng viên Nghê Lữ, nhà báo Huỳng Lương Thiện thì ca nhạc sĩ, xướng ngôn viên Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 am sáng nay ngày 20 tháng 12, 2013 tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.vì một cơn đau tim.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Thân phụ là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, di tản từ năm 1975, định cư tại California.
Người ta biết đến Việt Dzũng như là MC cho các chương trình ca nhạc, Trung tâm Asia, là xướng ngôn viên và người thành lập đài phát thanh Radio Bolsa, là hưng ca viên của nhóm Hưng Ca Việt Nam tại Nam CA,
là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, một nhạc phẩm được hát và nghe nhiều nhất là “Chút Quà Cho Quê Hương” qua giọng ca Khánh Ly.
Bên cạnh nghề nghiệp, Việt Dzũng là người tham dự rất nhiều trong các sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh chống cộng, xuống đường tham dự các cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam, cùng với ca sĩ Nguyệt Ánh xuất hiện trong các cuộc xuống đường như là một đôi song ca chống cộng.
Trong đời sống thường nhật, Việt Dzũng có nhiều bạn, trong đấu tranh anh có nhiều kẻ chống phá. Sự ra đi đột ngột của ông là một mất mát lớn cho những phong trào đấu tranh của người Việt hải ngoại. Những đồng nghiệp của anh trong ngành truyền thông, báo chí tại Bắc California cho biết có dự định sẽ tổ chức một đêm văn nghệ dành riêng để tưởng nhó Việt Dzũng vào mộtg ngày rất gần.
Tưởng cũng nên biết thêm, trong tháng 12 nầy giới yêu văn nghệ đã liên tiếp mất đi hai nhạc sĩ: Nhạc Sĩ Huỳnh Anh ( tác giả Mưa Rừng) vừa qua đời tại San Francisco vào ngày thứ Sáu 13/12/3013 nhạc sĩ Huỳnh Anh, tác giả của Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Lạnh trọn đêm mưa, Thuở ấy có em, Mừng nắng xuân về, Tình chỉ Đẹp Khi Còn Dang Dở, Rừng lá thay chưa, Biết nói gì đây... vừa qua đời tại một bệnh viện thuộc thành phố San Francisco lúc 3:00pm ngày 13/12/2013.
Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ, là con của nghệ sĩ Sáu Tửng, một trong những người chơi đàn kìm nổi tiếng của cải lương miền Nam. Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt (Tuyên Đức). Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho các đoàn cải lương, phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines.
Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, piano, tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng nhóm một ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới năm 1975, sau đó cùng gia đình sang Mỹ định cư sinh sống bằng nghề lái Taxi.
Huỳnh Anh sáng tác khoảng 20 nhạc phẩm, nhưng nhạc phẩm nào cũng được đón nhận nồng nhiệt cho đến ngày hôm nay. Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh: Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên với có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga, và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.
Tại San Fransisco, và San Jose trong anh em, thân hữu gần gủi, ông là anh Ba hoặc là anh Ba Mưa Rừng. Những năm gần đây ông thường xuất hiện với bạn bè, thân hũu tại san Jose. Khi cùng bạn bè họp mặt, ông thích uống rượu Martell hoặc Hennessy.
(Nguyễn Dương tổng hợp)