An Tran, Linked-In

Linkedin là gì?

Nói bình dân dễ hiểu, linkedin nó cũng giống như facebook mục đích chính là để kết nối mọi người. Điểm khác biệt ở đây là Facebook ta dùng nó để kết nối tới bất cứ ai, thiên về tính chất đời sống cá nhân. Còn Linkedin ta dùng để kết nối với các đồng nghiệp, với sếp hiện tại và cả tương lai, đặt nặng tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc và formal. Mọi bài post và chia sẻ của người dùng trên Linkedin vì thế cũng xoay quanh vào chủ đề công việc là chính. Khi nhắc đến Linkedin, thì ta nên suy nghĩ nó gắn liền với chữ “professionalism”.

Tại sao Linkedin lại hiệu quả trong job search hiện nay?

Đây là thời kỳ của công nghệ, của kết nối. Càng xa rời với social network bao nhiêu thì bạn sẽ nhanh chóng lạc hậu bấy nhiêu. Trong job search, 1 câu nói kinh điển “ It’s all about who you know” cần phải nằm lòng và hiểu thì bạn sẽ thấy job search càng dễ dàng hơn. Khi ta quen biết đúng người và vòng tròn network mở rộng thì ta càng nhanh tìm được việc ưng ý cũng như nhảy job cũng dễ dàng hơn, ý chính là thế.

Linkedin được các công ty lớn nhỏ sử dụng triệt để, đa số nhân viên làm ở công ty nếu nắm bắt công nghệ thì đều sẽ có 1 tài khoản Linkedin. Và đây chính là mấu chốt để ta có thể connect và quen biết đúng người!

Bắt đầu đi vào nội dung chính:

Linkedin cũng có tab “job” trên thanh menu chính giúp ta search theo keyword để lọc ra job muốn làm, địa điểm, công ty v.v… Giống như trang Indeed vậy. Mình không tìm được job theo cách này nên mình tập trung chia sẻ cách dùng Linkedin để kết nối với recruiter trong công ty, có được interview rồi được job offer. Đây là cách tìm việc active hơn cách tìm job thông thường nhưng nói chung là khi job search , bất cứ cách nào bạn cũng nên làm kết hợp, để được kết quả tốt nhất.

Khi một người tìm việc như ta, muốn làm việc cho 1 công ty nào đó, thì trước tiên cứ vào Linkedin follow công ty đó. Thay vì bạn đốt thời gian vào lướt Fb thì bạn lướt Linkedin, được cái bạn sẽ biết công ty bạn muốn làm việc đang có những sự kiện và hoạt động gì nổi bật, nó được công ty cập nhật liên tục luôn đó . Cái này cần thiết và giúp ích rất nhiều khi các bạn được gọi phỏng vấn và trả lời câu hỏi “ What do you know about our company?” hoặc những câu hỏi tương tự.

Tiếp theo các bạn cần phải “đào xới” bằng cách dùng công cụ search trong linkedin để tìm ra cho được recruiters đang làm tại công ty đó. Nếu các bạn có theo dõi bài viết 1 của mình sẽ hiểu tại sao phải tìm recruiter. Công cụ search trong Linkedin hoạt động giống như Google. Bạn dùng keyword càng chính xác thì kết quả bạn nhận được sẽ càng như bạn mong muốn. Hơn thua nhau chính là keyword này. Đối với new grad và người chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều, thì 1 vài từ khóa chính là : “talent acquisition” , “university program”, “college recruiting”.

 

Dùng từ khóa và lọc kết quả tìm kiếm

 

Mình thí dụ để dễ hiểu hơn, công ty mình muốn làm là Raytheon, thì trong ô search mình sẽ dùng từ khóa như trong hình. Nó sẽ search ra tất cả những người liên quan tới keyword đó, mình muốn lọc ra chỉ những người làm ở Raytheon thì mình chọn Raytheon trong mục Current companies. Có rất nhiều thông số (industries, locations, schools…), bạn tùy ý play with it và tự cảm nhận kết quả tìm kiếm thay đổi ra sao, có hợp ý mình chưa. Mỗi trường hợp mỗi bạn mỗi khác, dùng ít keyword lại thì kết quả cũng thay đổi theo. Just play with it!

Khi nó đã list ra các recruiters đang làm ở công ty mình muốn làm, có khi kết quả lên tới cả 1000. Bạn không cần phải connect với đủ 1000 đâu, connect với khoảng 10 người là đủ rồi. Các recruiters làm cùng công ty đều có connect với nhau, bạn kết nối với 1 recruiter thì gián tiếp bạn đã được kết nối với các recruiters khác rồi.

Khi muốn gởi lời mời connect tới 1 recruiter nào đó, bạn bấm vào nút Connect. Điểm cần lưu ý ở đây mà nhiều bạn chưa hiểu tính chất chuyên nghiệp trong môi trường Linkedin là: bạn không thể đơn giản bấm nút Connect cho 1 người lạ rồi mong họ accept. Nó không giống như add friend trên facebook đâu nha. Trên Linkedin, connections mà 1 người có kiểu như 1 tài sản của họ, bạn bè làm việc chuyên nghiệp của họ, vài người họ không muốn người họ không hiểu rõ được vào vòng tròn connections chuyên nghiệp này. Trên Linkedin chia ra 3 mức connections:

1st connection: những người đã connect với bạn (trong connection circle của bạn)

2nd connection: những người là bạn của 1st connection nhưng chưa connect với bạn

3rd connection: người hoàn toàn xa lạ với bạn, không là bạn của ai cả

 

Giới thiệu bản thân trước khi gởi lời mời kết nối

=> Mục đích của ta khi connect với recruiter là để làm bạn của họ (1st connection), cũng như tự động trở thành 2nd connection với các connections của recruiter này. Điều này cũng quan trọng vì khi ta gởi lời mời connect tới các connections của recruiter này, họ thấy ta là 2nd connection thì cũng dễ accept hơn , (hình dung là kiểu quen bạn bắc cầu đó, người A biết B, B biết C, thì C dễ làm bạn với A hơn).

Khi bạn gởi lời mời connect tới recruiter hoặc bất cứ ai, bạn nên giới thiệu bạn là ai, làm gì, tại sao lại muốn kết nối với người ta, nó thể hiện bạn nghiêm túc, chuyên nghiệp. Bất cứ việc chây lười, cẩu thả, qua loa sẽ gây bad 1st impression cho người bạn muốn connect. Cái mục “Add a note” là để bạn giới thiệu trước khi gởi lời mời kết nối đó. Bạn nào sử dụng app Linkedin trên phone thì rất lưu ý mục Add a note này nó bị ẩn sâu trong menu, bạn phải vào sâu trong đó add note rồi mới bấm Connect.

Viết gì trong note này, đây chính chỗ cho “elevator pitch” của bạn! Elevator pitch được hiểu là đoạn giới thiệu ngắn, súc tích, thể hiện kinh nghiệm, học vấn cũng như vị trí mà bạn mong muốn apply. Elevator pitch được dùng khi đi career fair hoặc trả lời câu hỏi phỏng vấn “ tell me about yourself”. Bạn nên đầu tư suy nghĩ để có được 1 elevator pitch chất lượng, vì đây là phần đầu tiên giúp gain great 1st impression với người đối diện. Bạn có thể tham khảo lời mời kết nối trong hình

 

Sample connection invitation

Khi đã được accept connection rồi, thì recruiters cũng muôn hình muôn vẻ lắm. Có người lịch sự, tâm huyết, thấy những kỹ năng chúng ta nói trong elevator pitch là những thứ recruiter đang tìm kiếm thì họ sẽ tiếp tục chào hỏi, rồi kêu chúng ta gởi resume cho họ xem thử. Đây là tín hiệu rất tốt và từ đó mọi thứ có thể sẽ dẫn đến việc chúng ta được gọi interview <3 . Còn có những recruiters chẳng reply lại ta tiếng nào, điều này là hoàn toàn bình thường nha, các bạn phải hiểu là họ nhận được cả trăm cũng có thể cả ngàn lời mời kết nối như vậy 1 ngày, bạn không có gì nổi bật thì tại sao họ lại phải tốn thời gian ít ỏi quí báu để nói chuyện với bạn?! Nên bạn cũng đừng thất vọng khi giới thiệu với recruiters rồi mà ko ai reply, bạn nên nghĩ là bạn được accept là tốt rồi, và được vào connection circle của recruiter là một việc tốt nữa rồi đấy, 2nd connection đấy ;)

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, khi bạn là 1 new grad, chọn 1 recruiter nào để connect, bạn nên search và chọn những recruiter nào mà họ chỉ mới làm việc ở công ty đó 1-2 năm đổ lại, title và description công việc của họ liên quan tới university, college, new grad, thì dễ được reply lại và cũng như được take care kỹ hơn, vì những người mới vô làm thường năng nổ, tâm huyết, muốn thể hiện tốt trước mặt các sếp lớn mà. Coi mục experience trong profile của recruiter đó sẽ biết được họ làm ở công ty đó bao nhiêu năm rồi, cũng như biết được tính chất công việc của họ là gì. Thêm 1 điểm nữa, đọc profile của recruiter đó, nếu sense được họ viết nhiều, serious, kỹ lưỡng thì cũng chứng tỏ họ hoạt động thường trên Linkedin, cũng nên connect với các recruiters này thì xác suất được reply cũng cao.

Trên Linkedin cũng có các Group, 1 group chất lượng mà mình tham gia là “Premium career group”: https://www.linkedin.com/groups/3926212. Các mem trong group toàn là những người đang tìm việc, họ chia sẻ, giúp đỡ, vực dậy tinh thần nhau rất nhiều. Ai không hiểu gì cứ đặt câu hỏi, họ rất sẵn lòng trả lời nếu họ biết. Điểm trừ của group này là bạn phải là premium user trên Linkedin thì mới được quyền truy cập group này, $30/month. Nói chung đáng đồng tiền bát gạo lắm, cứ yên tâm về chất lượng group này nha

Chốt lại, Linkedin là công cụ giúp bạn tìm việc hiệu quả cũng như giúp bạn networking sau khi đã vào được công ty làm rồi. Get the most out of it!

Job search is a learning experience and it’s fun! Enjoy it ^^

Bài 1- Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc cho new grad ở Mỹ

Bài 2- Cách viết resume hút interview cho new grad ở Mỹ


Nguồn: https://www.facebook.com/notes/an-tran/d%C3%B9ng-linkedin-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-trong-job-search-cho-new-grad-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9/1473642146064064