Sức Mạnh Cộng Đồng.Net
  • Trang Nhất
    • Thư Ngỏ BPT SMCĐ
    • Giúp Đỡ
    • Liên Lạc
  • Về VN
  • Tin Tốt
  • Tin Xấu
  • Tin Bên Lề
  • Chán Đời?
  • Tin Cần Biết
  • SMCĐ TV
  • Thư-Viện
    • Vipassasa
    • Văn Hóa, Luân Lý, Đức Hạnh
    • Sức Khỏe
    • Du Lịch
    • Thuộc Về Lịch Sử
    • Tài Chính / Đầu Tư
    • Nghề Nghiệp / Việc Làm

70 Năm Tưởng Niệm Khái Hưng

Details
Parent Category: Thư Viện
Category: Thuộc về lịch sử

Phạm Ngọc Lũy, 1996

 

khai hung 1

Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập từ 1932, với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo. Qua tờ Phong Hóa (1933) và Ngày Nay (1936) họ đã làm một cuộc cách mạng về văn học, mở đầu lối viết văn giản dị truyền bá tư tưởng, khuyến khích sống lý tưởng, nghị lực, tham gia việc xã hội, phá bỏ những cổ tục lỗi thời, gây cao trào làm nhà “ánh sáng” để thoát nghèo, kêu gọi yêu nước, đòi hỏi nhân quyền.

Read more ...

“Little Sè Goòng”, tại sao không?

Details
Category: Thư Viện

Lê Hữu

Câu chuyện bắt đầu từ một mẩu chuyện phiếm, tác giả nêu rõ sự gắn bó thân thiết của địa danh Sài Gòn (không phải cái tên “mới” sau năm 1975) với người dân miền Nam hiền hòa, chơn chất, dẫn chứng bằng mẩu đối thoại ngắn, đại khái:
Tài xế taxi hỏi:
- Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
Cháu hỏi Bà:
- Ngoại đi đâu đó?
- Vô Saigon.
Bạn bè hỏi nhau:
- Mày đi đâu đây?
- Ra Saigon.
Đọc tới chỗ này, ông chủ báo nói với tôi:
- Người viết chỉ phịa ra thôi. Ngoài đời chẳng ai nói “Saigon” cái kiểu không có dấu tiếng Việt như thế cả.
Tôi thắc mắc:
- Vậy thì nói thế nào?
- Nói “Sài gòn”, chứ không nói “Saigon”. Phải là hai âm với hai cái dấu huyền. Khi hỏi “Ngoại đi đâu đó?” thì bà ngoại sẽ trả lời là “Tao dzô Sè goòng”, chứ không phải “Vô Saigon”.
Tất nhiên là tôi không thể nào đồng ý hơn, vì ông này vốn là dân Sài Gòn thứ thiệt, sống lang bạt ở Sài Gòn bao nhiêu năm mãi cho đến ngày thành phố này thay tên đổi chủ. Ông còn cho biết, mỗi khi đọc bài vở, ông cứ phải sửa đi sửa lại những chữ Saigon, Hanoi, Dalat… thành Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt trước khi cho đăng báo. Ông giải thích:
- Cái tên Sài Gòn của người mình đã có hơn 300 năm, đến khi người Pháp đô hộ nước mình thì họ viết và gọi tên này theo lối của họ. Nay mình đã giành độc lập từ khuya rồi mà vẫn cứ “Saigon” thì vẫn còn đầu óc nô lệ.
“Hanoi” cũng thế, ông nói phải viết tách rời ra hai chữ “Hà Nội” và có dấu mũ, dấu huyền, dấu nặng tử tế, chứ không thể viết liền nhau và đọc lơ lớ địa danh này với âm “h câm” (h muet) theo kiểu Tây.
Liệu ông chủ báo này có khó tính lắm không? Liệu có bao nhiêu người cũng “dị ứng” như ông với lối viết mà ông gọi là “học lóm của Tây” ấy?
Tôi ngẫm nghĩ thấy ông nói cũng có lý. Vì sao khi nói thì rõ ràng là “Sài gòn”, “Hà nội”, “Đà lạt”… mà khi viết thì lại… “Saigon”, “Hanoi”, “Dalat”? Theo tôi có thể là, thoạt đầu một số người bắt chước lối viết của người nước ngoài (trong sách, báo, bản đồ…) cho có vẻ văn minh lịch sự kiểu… Tây, rồi sau đó nhiều người cũng viết theo như vậy. Dần dà thành ra thói quen, chứ cũng chẳng ai nghĩ ngợi gì xa xôi.
Chuyện ngược đời là, trong lúc chúng ta tìm cách Việt hóa tên các địa danh của nước ngoài (Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Nữu Ước, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thượng Hải…) thì lại đi Tây hóa, Mỹ hóa tên các địa danh của… nước mình.
Liệu chúng ta có cần phải viết theo lối viết của người nước ngoài một cái tên riêng về địa lý, lịch sử của đất nước mình? Đâu đến nỗi như thế! Họ viết thế nào thì mặc họ chứ, chúng ta cứ viết đúng dạng chữ của “tiếng nước tôi”. Cách viết các tên riêng gồm hai chữ hoặc ba chữ dính liền nhau và không có dấu ấy chắc chắn không phải là cách viết tiếng Việt của người Việt. Không ai dạy chúng ta lối viết như thế cả, và chúng ta cũng không hề dạy cho các em nhỏ lối viết “tiếng Việt” như thế. 
Tiếng Việt là của người Việt, tốt hơn hết là nói sao thì viết vậy. Nói “Sài gòn” thì không việc gì phải viết “Saigon”; nói “Hà nội” thì cứ viết là “Hà Nội”; nói “Đà lạt” thì cứ viết là “Đà Lạt”, đâu phải viết “Dalat” thì Tây hơn và “sang” hơn.  Người Pháp, người Mỹ viết “Saigon” là vì họ không viết được tiếng Việt. Nếu anh chàng Tây hay Mỹ nào chịu khó học tiếng Việt, tôi tin là anh ta sẽ vui lắm khi được khen là viết đúng những cái tên Sài Gòn, Đà Lạt, và lấy làm tự hào rằng trình độ tiếng Việt của mình không thua kém gì người bản xứ.
Thế nhưng, viết như thế nào mới gọi là viết đúng chính tả những địa danh này của người Việt? Khổ nỗi là có những cách viết khác nhau, và đến nay hầu như vẫn chưa có được sự thống nhất cách viết nào gọi là “chuẩn”. Thử kể ra:
Sài gòn, Sài Gòn, Sàigòn, SàiGòn, Saigon, SaiGon, Sai Gon, có khi là Saïgon (chữ “i” có hai dấu chấm), chưa kể Sài-Gòn, Sài-gòn, Sai-gon (có gạch nối giữa hai chữ).
Trong số ấy, những cách viết phổ biến là: Sài Gòn, Sài gòn và Saigon, và những cách này cũng rất tùy nghi, ai thích viết kiểu nào thì viết. Người miền Nam, từ trước năm 1975, lắm lúc cũng tùy tiện, khi viết thế này khi viết thế khác. Một bài nhạc khá phổ biến về Sài Gòn của nhạc sĩ Y Vân có cái tựa là SAIGON, trong lúc một bài nhạc khác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương có tựa là MƯA SÀIGÒN MƯA HÀNỘI. Có khi là Saigon mới, tên tờ nhật báo bán chạy nhất ở miền Nam một thời. Có khi làSaigon năm xưa và SàiGòn tạp pín lù, tên các tựa sách cùng một tác giả, cụ Vương Hồng Sển. Một tác phẩm của Tô Kiều Ngân có tựa ghi ngoài bìa sách là Mặc khách Sài Gòn…
 

 

Riêng tôi vẫn chuộng cách viết thuần Việt là “Sài Gòn” hoặc “Sài gòn”. Viết “Sài Gòn” gợi cho tôi nhiều cảm xúc về thành phố đầy ắp kỷ niệm và là “thủ đô yêu dấu nước Nam tự do”, (*) hơn bất cứ cách viết nào khác không phải dạng chữ tiếng Việt. Cách viết này cũng thuận tiện cho con em chúng ta khi học Việt ngữ và khi phát âm bằng tiếng Việt hai chữ “Sài Gòn”. Nếu có thêm lý do nào nữa, từ nơi nào sâu thẳm trong tiềm thức tôi, hai tiếng ấy cứ vọng lên và cứ theo tôi, theo tôi mãi sau ngày tôi rời bỏ quê hương.
      “Vĩnh biệt Sài Gòn”, chứ không phải “Vĩnh biệt Saigon”.
      “Đêm vẫn chưa buông nhưng chiều dần tàn
      Mây tím giăng ngang trên trời Sài Gòn”
        (“Bước chân chiều Chủ Nhật”, Đỗ Kim Bảng)
Những câu hát như đánh thức cả “một trời kỷ niệm” về một nơi chốn thân quen.
Sài Gòn trong những câu ca dao bên dưới không thể nào viết là “Saigon” được:
      - Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
      Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu…
      - Trầu Sài Gòn xé ra nửa lá 
      Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi…
      - Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
      Cột cờ Thủ Ngữ cao thiệt là cao… 
      - Muốn làm kiểng, lấy gái Sài Gòn 
      Muốn ăn mắm cái, lấy gái đen giòn Bạc Liêu
Và “Sài-gòn” trong bài Học Thuộc Lòng SÀI-GÒN của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo:
      Sài-gòn có bến Chương-dương
      Có dinh Độc-lập, có đường Tự-do
      Phường Chợ-quán, khóm Cầu-kho
      Bến xe Lục-tỉnh, con đò Thủ-thiêm…
Đấy là nói về những cách viết, còn về cách đọc, cách nói (phát âm) thì “sài-gòn” vẫn là phổ biến nhất. Ngay cả khi viết “Saigon”, ta vẫn phát âm “sài-gòn”.
Trong các tự điển của nước ngoài như Anh, Pháp, từ ngữ “Saigon” hầu hết đều phiên âm là [saɪˈgɒn]. Các tự điển phát âm cũng đọc là “sài-gòn” (chứ không phải “sái-gân” sái khớp chi cả).
Người nước ngoài viết “Miss Saigon”, “The Fall of Saigon”, “The Last Day of Saigon”… nhưng khi nói thì vẫn “Việt hóa” theo lối phát âm của người Việt là “Miss sài-gòn”. (Tôi nhớ, từng được nghe không ít người Việt phát âm chữ “Paris” trong “Paris by Night” theo lối Mỹ hóa [ˈpærɪs] hay [ˈpærəs], cho có vẻ văn minh lịch sự kiểu… Mỹ).
Cách dùng chữ “Saigon” ở trong nước cũng khá tùy tiện, chẳng hạn đặt tên cho một thương hiệu thức uống là Bia Saigon (chữ trước, “bia”, thì Việt hóa; chữ sau, “Saigon”, thì lại Tây hóa).
Ngoài cách gọi thông thường “Sài Gòn”, ta còn gặp những cách viết, cách gọi ngồ ngộ, vui vui như “Sè Goòng”, “Sè Ghềnh”, “Thầy Gòn”… Sè Goòng là cách viết nhại theo lối phát âm của người Sài Gòn, cũng tựa như Hà Lội, nhại theo lối phát âm của người Hà Nội. Vài cách nói khá phổ biến:
- Em gái Sè Goòng, anh giai Hà Lội.
- Ô mai Hà Lội, xí muội Sè Goòng.
- Nói đâu xa, tui mới là dân Sè-Goòng chánh cống nè.
Dân Sài Gòn chánh hiệu “con nai dzàng” đời nào chịu thay tên đổi họ Sài Gòn bằng bất cứ tên nào khác:
- Gọi Sè Goòng từ hồi nảo hồi nào tới giờ, mắc mớ gì kêu là Thành phố Hồ Chấy Minh lạ hoắc lạ huơ. Hổng thích à nhen!
Tại California và các tiểu bang có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, người ta đọc thấy khá nhiều bảng tên có dòng chữ “Little Saigon”, từ “Welcome to Little Saigon” đến những tấm biển chỉ đường nơi các trục lộ giao thông, đến nhiều bảng hiệu lớn nhỏ trên đường phố và trong khu thương mại của người Việt. Hiếm thấy có bảng tên nào ghi là “Little Sài Gòn” hoặc tên Saigon có dấu tiếng Việt, hầu hết đều là “Little Saigon”.
Chúng ta viết “Little Saigon”, nhưng nói “Little Sài Gòn”, “Sài Gòn Nhỏ” hoặc “Tiểu Sài Gòn”. Thế thì vì sao không viết “Little Sài Gòn” luôn cho “tiện việc sổ sách”, nghĩa là thuận tiện cho cả nghe, nói, đọc, viết. Hãy để cho người nước ngoài có cơ hội làm quen và quen mắt với cái tên “Sài Gòn”, viết đúng theo lối viết của người Việt mình là viết rời hai chữ, với hai cái dấu huyền đặt trên hai nguyên âm “a” và “o”. 
Người Sài Gòn vốn quen lối sống phóng khoáng, thoải mái và giản dị. “Little Sài Gòn”, “Sè Goòng Nhỏ”, “Little Sè Goòng” đều là những cách viết, cách nói thoải mái, nghe gần gũi, thân thiết, mang đậm dấu ấn và phong cách Sài Gòn.
Viết “Little Sài Gòn”; nói “Little Sè Goòng”. Được quá đi chứ, sao không?
Lê Hữu

(*) “Ghé bến Sài Gòn”, nhạc Văn Phụng

- Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đường phố Sàigòn năm 1956 


Lời bài hát: Ghé Bến Sài Gòn

Cùng nhau đi tới Saigon 
Cùng nhau đi tới Saigon 
Thủ đô yêu dấu nước Nam tự do 
Dừng chân trên bến Cộng Hòa 
Người Trung Nam Bắc một nhà 
Về đây chung sống hát khúc hoan ca 
Ngựa xe như nước rộn ràng 
Ngập muôn sức sống tiềm tàng 
Đèn đêm tung ánh sáng như hào quang 
Lòng vui chân bước dật dờ 
Đường đi quanh khúc Bàn Cờ 
Cùng nhau vui sống ấm say tình thơ 
DK: 
Người ơi Saigon chốn đây 
Là Ngọc Viễn Đông 
Vốn đã lừng danh 
Nắng lên muôn chim đùa hót 
Muôn hoa cười đón 
Vinh quang ngày mới 
Cùng nhau đi tới Saigon 
Là nơi du khách dập dồn 
Từ năm châu tới viếng thăm Thủ Đô 
Dòng sông chen chúc tàu đò 
Ngựa xe buôn bán hẹn hò 
Người dân no ấm sống đời tự do

Nhật Ký Anne Frank, Nhật Ký Ngọc Ánh (Những Nỗi Buồn Nhân Thế)

Details
Parent Category: Thư Viện
Category: Viết Về Nước Mỹ "Chọn Lọc"

Trần Mộng Lâm, 05-10-2017

Cuốn nhật ký “Ngày Tháng Buồn Hiu” đến với tôi rất tình cờ. Một buổi sáng tôi đến chơi nhà người bạn, thấy cuốn sách mầu tím mới tinh nằm trên bàn, tôi lật cuốn sách ra coi trong khi chờ bạn sửa soạn ly cà phê buổi sáng. Đọc qua vài trang, tôi bị cuốn nhật ký thu hút đến nỗi nhất định phải mượn về nhà tuy người bạn cũng chưa có dịp đọc. Và tôi đã tìm được những gì mà tôi tìm kiếm mấy chục năm nay, sau cuộc chiến.

Read more ...

Ấn Huyệt Trị Liệu Và Bệnh Lupus

Details
Parent Category: Thư Viện
Category: Viết Về Nước Mỹ "Chọn Lọc"

Đinh Nguyễn Thi, 10/5/2017

Ấn Huyệt Trị Liệu Và Bệnh Lupus


Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.

Read more ...

Tiến sĩ Nguyễn Võ Long Kêu Gọi Chống Tàu Cứu Nước

Details
Category: Thư Viện

Ngay trong giảng đường mang tên ông tại Đại học George Mason, Tiến sĩ Nguyễn Võ Long Kêu Gọi Chống Tàu Cứu Nước.  Lập Phong Trào Việt Hưng Nối Kết Người Việt Khắp Nơi

  • Cuộc chiến đấu sẽ dài 20-50 năm nhưng sẽ tất thắng
  • Sẽ huấn luyện hai thế hệ trẻ để tiếp nối

    Read more ...

Mọi người cần phải học cách tranh luận tốt hơn trên internet

Details
Parent Category: Thư Viện
Category: Văn Hóa - Luân Lý - Đức Hạnh

Mọi người cần phải học cách tranh luận tốt hơn trên internet.
[ Sưu Tầm, rồi Google Translate và sửa chút đỉnh :) ]

Tranh luận là điều gì đó tích cực và "một con đường hoà bình"

Nếu ai đó đi vào mạng truyền thông xã hội (social media), sẽ có rất nhiều sự tranh cãi, thường tức giận, nhưng rất ít tranh luận.

Read more ...

Tâm sự người vợ H.O.

Details
Parent Category: Thư Viện
Category: Truyện Ngắn, Thơ

Monday, February 23, 2015 10:12:05 AM

Nguyễn Kim Loan
Tôi không phải là nhà văn. Tôi cũng không phải là nhà thơ. Tôi chỉ là một cô giáo già với tuổi đời đã gần 80 và tuổi nghề 35 năm trong ngành giáo dục. Nguyện vọng của tôi khi viết bài nầy là để lưu lại một kỷ niệm thân thương cho con cháu khi chúng muốn tìm lại cội nguồn, khi muốn nhớ lại người mẹ, người bà yêu mến, chúng sẽ đọc và sẽ tự hào là người Việt Nam.

Read more ...

Phim ‘The Vietnam War’ - Trần Khải

Details
Category: Thư Viện

Việt Báo / Trần Khải, 1/10/2017

Phim ‘The Vietnam War’


Nghĩ gì sau khi xem bộ phim ‘The Vienam War’… Chắc chắn rằng, phim này không làm cho tất cả mọi người vui. Nhưng đạo diễn Ken Burns ngay từ đầu đã ghi rõ rằng “Không có một sự thật duy nhất trong chiến tranh,” và do vậy, phim này ghi lại tiếng nói từ hàng chục người, từ nhiều phía, từ nhiều thành phần, từ tướng lãnh cho tới lính trơn, dân thường…

Read more ...

Khi sa cơ ta mới biết ai là bạn...??

Details
Category: Thư Viện

Bích Huyền, 26/9/2017

Chuyện cũ hơn 42 năm. Nhắc lại để biết tình bạn hiếm hoi: Đài Loan.

Khi miền Nam sụp đổ ngày 30-4-1975 thì những kẻ gọi là“đồng minh” đã trở mặt quay lưng.

Read more ...

Cưỡi Lên Sấm Sét - Một bút ký chiến trường đầy nhân bản

Details
Category: Thư Viện

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014 (trang 61)


* Bìa sách Ride the Thunder của Richard Botkin *

Trong năm Giáp Ngọ, chúng ta sẽ được xem một cuốn phim hiếm hoi về cuộc chiến Việt Nam trong đó vai trò oai hùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà được mô tả với sự trung thực. Tác phẩm điện ảnh này dựa trên những dữ kiện thật, được trình bày trong cuốn "Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của Richard Botkin. Chủ biên Nguyễn-Xuân Nghĩa của Giai phẩm Xuân Việt Báo đã hàn huyên cùng tác giả và ghi lại như sau...

Read more ...

  1. Cao Lan: Bài viết trên Washington Post: Five Myths About The Vietnam War
  2. Nhận xét về Thư gửi Phan Nhật Nam của Bằng Phong Đặng Văn Âu
  3. Thư gửi nhà văn Phan Nhật Nam của Bằng Phong Đặng Văn Âu
  4. Hồi Đáp Thư Của Bạn Võ Ý - Bằng Phong Đặng Văn Âu
  5. Nancy Nguyễn "Thưa Chung"
  6. Thư ông Bằng Phong Đặng Văn Âu gởi Nguyễn Thanh Tú con trai cố ký-giả Đạm Phong trước ngày họp báo “Việt Tân kết thúc tại Houston, 2-10-2017”
  7. Nhà văn Bằng Phong Đ-V-Âu trả lời về bài viết của cô Nancy Nguyễn
  8. 'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN
  9. Thư Cuối Gởi Cô Chú Bác Của Con - Nancy Nguyễn
  10. Thư Gửi Nhà Tranh Đấu Trẻ VN Ở Hải Ngoại - BP ĐVA

Subcategories

Thiền VIPASSANA

Văn Hóa - Luân Lý - Đức Hạnh

Sức Khỏe

Du Lịch

Truyện Ngắn, Thơ

Thuộc về lịch sử

Viết Về Nước Mỹ "Chọn Lọc"

Dành cho người lớn

Tài Chính / Đầu Tư

Nghề Nghiệp / Việc Làm

  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
 
Sức Mạnh Cộng Đồng

Thống Kê

  • Articles View Hits 11202982

Lịch Âm Dương