Nguyễn Phương Hùng , 7-6-2010

Chuyện ông “nhà báo” Trần Nhật Phong làm nghề gì, sống nhờ cây tầm gửi nào người viết không muốn đi sâu vào đời sống cá nhân vì “đường vào tình yêu có trăm mùi hôi có vạn đàn dòi.” Người viết chỉ cần biết thời gian gần đây nhất đương sự đã trở thành nhân viên của Việt Herald, một cơ quan đang dùng võ hù “cảnh sát Westminster” để bịt miệng truyền thông Nguyễn Phương Hùng. Bước đầu tiên ngay sau khi được “mướn” vào Việt Herald và phụ trách mục Nghệ Sĩ hay Nghệ Gừng gì đó, đương sự đã ẩn nhẫn im lặng chờ dịp thi thố “tài năng” viết lách.

Những nhân vật làm việc trong Việt Herald đều là những dị nhân ký giả của làng báo không cần tả chân, ai cũng biết. Thứ Sáu ngày 28/5/2010 trong cuộc họp báo, ông Dương Đại Hải đã khoe Đỗ Tăng Bí tức Đỗ Việt Anh là bạn thân của đương sự. Chưa thấy ông Đỗ Tăng Bí xác nhận “yes” hay “No” hay “ờ ờ yes mà no” hay “ờ ờ no mà yes.” Nhưng ngạn ngữ Tây Phương có câu “Cho tôi biết anh đọc cuốn sách nào, tôi sẽ biết anh là ai; Cho tôi biết anh chơi với ai, tôi sẽ biết anh là người như thế nào.”

Trong khi chờ sự xác nhận DNA của ông Đỗ Việt Anh về tình trạng “quen và biết” Dương Đại Hải, người viết trở lại chuyện cậu nhà báo “ngựa non háu đá” Trần Nhật Phong. Anh chàng học làm báo đời hay báo hại ở đâu, từ đâu người viết không biết. Nhưng hình như mỗi một lần mang thẻ ký giả báo chí đặt câu hỏi thì nếu không bị Ban Tổ Chức chê thì cũng bị các nhà báo chân chính cũng chê không dám “đứng gần sợ bị mang tiếng làm báo.” Mỗi lần TNP đặt câu hỏi thì hầu như là đã có sẵn một lưỡi câu móc vào trong họng người bị hỏi, và hỏi một cách xấc xược, đôi khi không được trả lời vì không biết hỏi gì hoặc không biết mình đã nói gì trong câu hỏi.

Sở dĩ hôm nay người viết phải viết về “nhà báo” trẻ người non dạ này là vì đã có ít nhất 3 cú điện thoại trong tuần qua than phiền: hình như Việt Weekly được thế “ủng hộ” nên bắt đầu trở về cảnh “ngựa quen đường cũ?” Người viết hỏi, tại sao lại nghĩ như vậy? Tại vì tuần này có đến 3 bài viết của TNP và đều mang nội dung thiếu ý thức và thiếu xây dựng. À thì ra dzì dzậy? Người viết không có thẩm quyền xen vào nội bộ của Ban Điều Hành tờ báo. Chuyện này ông TTK Etcetera sẽ trả lời riêng. Phần cá nhân người viết thú thật không để ý nhiều đến bài viết của ông nhà báo thiếu chuyên nghiệp này cho đến khi có lời khiếu nại.

Thoạt tiên trước hết nếu người viết hài lòng về những bài viết của Etcetera hay Đoàn Trọng thì ngược lại người viết hoàn toàn không hoặc chưa bao giờ vui vẻ với những bài viết mang tên Trần Nhật Phong. Văn phong thiếu văn hóa, ăn nói cộc lốc, vô lễ đã chứng tỏ trình độ học vấn không có. Nên lúc sau này người viết đã “không có thì giờ đọc bài Trần Nhật Phong.” Với cái tuổi còn trẻ chắc Trần Nhật Phong phải được hấp thụ trình độ học vấn tại Hoa Kỳ, vậy mà ngày nay đương sự vẫn đầu bù tóc rối, ngồi quán viả hè mà mặt mày như thiếu thuốc. Điều này chứng tỏ trình độ học thức không được thành công, thể hiện nhất là những bài viết của đương sự.

Người viết không nghĩ ông TTK Etcetera không biết điều này, vì Việt Weekly vẫn cho đăng bài viết của “nhân viên Việt Herald” với âm mưu làm cho Việt Weekly mất dần ảnh hưởng vì nội dung những bài viết mang trình độ “hạ cấp” này lên báo? Ít nhất 3 bài báo của Trần Nhật Phong trong một tuần lễ đã được tung lên trên Việt Weekly số 22, tuần lễ từ 27/5 đến 2/6/2010 và tất cả đều mang một nội dung đứng về phía Việt Herald mà không bị mang tiếng là Việt Herald chủ động.

Trong bài viết nhận định bài viết về “Thư ngỏ của Trần Thanh Hiền”[/b] đã chứng minh được tư cách viết sách mé trống không tên Trần Thanh Hiền thay vì [i]“bà Trần Thanh Hiền” cho lịch sự. Nhà báo Vũ Ánh lớn tuổi hơn bà TTH nhưng vẫn lịch sự gọi là “bà” Trần Thanh Hiền. Đó là phong cách đứng đắn của tác giả, dù bất đồng hay không, dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Ngôn ngữ viả hè đã được thể hiện qua văn phong và cách viết khác với cách viết của người có học.
 
Người viết không làm công việc phân tích bài viết của Trần Nhật Phong, mà chỉ đưa ra vài nhận xét tổng thể. Thí dụ khi viết “giới truyền thông tại Little Saigon trong hơn 30 năm qua rất là thụ động…” 30 năm qua Trần Nhật Phong bao nhiêu tuổi, đang ở đâu và biết gì về truyền thông? Hay là chỉ biết đánh bi, đánh đáo tại Việt Nam hoặc trốn học đi thục bi-da ở Mỹ? Trong một bài viết khác từ đầu đến cuối TNP đã xấc mé gọi dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn là Trần Thái Văn hoặc Văn một cách trống không? Dù là người lớn tuổi, cũng không ai viết theo kiểu Trần Nhật Phong. Đó là phần hình thức. Về nội dung thì những dữ kiện TNP đưa ra không có một dẫn chứng nào cho những lời nhận định. Một người không có kinh nghiệm làm báo và chưa hề đi vào dòng chính của chính trị Hoa Kỳ và cộng đồng ngoài công việc kéo màn cải lương thì làm sao hé màn chính trị?

Độc giả hỏi người viết, đã đến lúc cần chấm dứt bài viết trên Việt Weekly chưa? Câu trả lời, người viết luôn luôn tôn trọng những ý kiến hai chiều. Nhưng trường hợp của Trần Nhật Phong có lẽ cũng cần phải xét lại. Trong một số phát hành có đến 3 bài viết và cả 3 bài đều mang nội dung thiếu xây dựng thì quả là có vấn đề. Sự việc nếu không muốn nói là Việt Herald qua tay TNP lợi dụng sự thông tin 2 chiều của Việt Weekly để “tấn công” phe nhóm Trần Thái Văn hoặc chính TNP cay cú Trần Thái Văn chuyện gì? Nếu quan niệm viết để DB Trần Thái Văn “sùy” tiền thì cậu bé TNP lại càng lầm to.

Để trả lời câu hỏi, người viết sẵn sàng chấm dứt những bài viết Bolsa Thiên Hạ Sự trên Việt Weekly để không muốn những loại nhà báo “tầm gửi” lợi dụng sự nhu cầu cần đọc Việt Weekly và len lén gửi bài chui vào như “thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ.” Thằng bé Trần Nhật Phong cần phải học lại cách viết, vì viết theo kiểu này sẽ chẳng những không đưa mình lên mà ngược lại sẽ tự đào hố chôn mình. Cách viết của người thiếu một căn bản giáo dục khác với người có học. Độc giả dù kém thông minh đọc xong cũng hiểu, “bỏ đi tám.”