Xin gửi đến ACE ý kiến của tôi về lá thư khinh mạn của Nancy Nguyễn (?) về thế hệ chúng ta.

28/9/2017

Đôi dòng với Nancy Nguyễn,

Phải nói, cô là người tôi rất mến mộ vì trước đây tôi có đọc, biết hành trình cô tham dự đấu tranh ở Hồng kông và có lần bị bắt ở Việt Nam, sau nữa, tuổi nhỏ mà cô đã biết sử dụng tâm lý và tiếng Việt, kể cả những từ Hán Nôm một cách sắc bén đến độ tôi phải giật mình vì đã phải tra tự điển mới hiểu. Tội nghiệp thân tôi vừa già lại vừa dốt.

Đọc lá thư ‘cuối’ của cô (tiếc là không được đọc những lá thư trước?), tôi đã phải trầm ngâm hết nửa gói thuốc lá rồi cuối cùng mới quyết định viết cho cô, vì nhiều lý do.

Lá thư cô viết với lời lẽ rất lịch sự, lễ phép nhưng đàng sau ẩn chứa những hằn học oán trách, hậm hực. Giải tỏa những hậm hực ấy của cô và ngay cả những chua xót trong lòng tôi, là lý do khiến tôi phải viết thư này.

Hai chữ “cô chú” trong bài cô dùng luông tuồng quá. Không vơ đũa cả nắm như vậy được. Trong đời sống hàng ngày, kẻ tốt, người xấu, người ngay kẻ gian luôn lẫn lộn, hiển nhiên như 1+1=2, có nằm trong sách giáo khoa, chẳng ai bị ám ảnh như cô nói trừ phi kẻ nào đó có âm mưu, toan tính.

Không lý luận biện bạch, viện dẫn bất kỳ lý do nào. Đa số chúng tôi, thế hệ trước, nhận trách nhiệm đã để mất miền Nam, nhưng, nếu oán trách là đã “thản nhiên” đặt lên vai cô “cái di sản đớn đau ấy” thì e rằng cô đã làm tủi hổ vong linh biết bao người tuẫn tiết, bao người đã nằm xuống trên đất mẹ vì hai chữ tự do, không chừng trong đó có những người thân yêu của cô là khác. Chưa nói là buồn lòng những người đã hy sinh cả tuổi xuân, sống chết nơi chiến trường, cộng thêm bao năm tháng tù ngục. Tôi không muốn nói nhiều để bị gọi là ăn mày dĩ vãng.

Giáo dục con cái không là điều dễ dàng, nhất là trên đất Mỹ, nơi đầy đủ mọi tự do. Với cái “bẩm sinh tư tưởng” (?) chắc chắn cô phải hiểu rõ hơn chúng tôi là, không cá nhân nào có quyền ép buộc một điều gì mà người khác không muốn khi họ đã thành niên. Nói cách khác, đừng ngoa ngôn, cái điều yêu ghét theo chỉ thị không bao giờ có ở Mỹ.

Trong dự bị hôn nhân, bố mẹ thường muốn con mang người tình về ra mắt. Tò mò thế thôi chứ đâu có thể nào nói là bố mẹ không cho phép con yêu nó hay lấy nó.

Tôi cũng chưa hề nghe ai ép buộc ai phải chống cộng kiểu này hay chống cộng kiểu kia. Cô làm ơn chỉ giùm. Một ví dụ, lùm sùm trên Net bây giờ là cô TKN chỉ vì vấn đề chống Cộng hay không chống Cộng chứ tôi chưa hề đọc thấy ai bảo TKN phải chống như thế này như thế nọ. Chắc chắn không ai dám chụp mũ cô luật sư TKN là CS vì họ không muốn đi tù. Giống như chuyện ăn hay không ăn khác hẳn chuyện ăn bằng đũa hay ăn bằng thìa vậy.

Điều chính người ta thắc mắc là sao Cô TKN nói dối nhiều quá (?)

Khi chọn bạn, chọn người tình, điều tiên quyết để chọn phải là sự thật thà, không gian dối. Thắc mắc, trả lời hay không là cái quyền, tuy nhiên nó tác động mạnh đến niềm tin của mọi người.

Trong đấu tranh, hầu như ai cũng mong muốn có được hậu thuẫn, một thế lực chống lưng (không là CS) để có thêm sức mạnh mang tới thành công. Điều này tốt thôi mà sao cô lại sợ. Có bí ẩn thầm kín nào chăng?

Sao cô lại giấu ỉm, không trưng cái hình bị coi là ‘kết nạp’ lên cho mọi người coi và đánh giá. Tấm hình Đỗ ngọc Yến ngồi ghế chủ tọa trong bàn họp với tên Nguyễn tấn Dũng đã nói lên điều gì, CS hay là kết nạp? Suy nghĩ. Gần mới đây nhất là vụ Phan nhật Nam ngồi uống cà phê với tên CS Kha nào đó tại Mỹ, trong chuyện này sao không ai chụp Mũ PNNam nhỉ? Là vì Nam có chống lưng. Đó là bề dầy tác chiến trong binh chủng tinh nhuệ Nhảy Dù của miền Nam, thêm nữa là những tác phẩm nổi tiếng chống cộng trước đây như MHĐL và TLNC... Tôi nghĩ cô cũng nên tìm một hậu thuẫn đi, kể cả VT thì đã sao?

Sẵn đây tôi cũng nói luôn về Việt Tân. Sự hiểu biết về VT mỗi người mỗi khác tùy theo trình độ nhưng chưa ai dám khẳng định VT là CS. Vậy thì cớ gì mà sợ đây đẩy. Nếu ai đưa tôi cái mũ ấy, tôi vẫn cười đội lên cho đến khi thực sự ngã ngũ.

Hãy nghĩ và so sánh thử xem, cũng là đấu tranh, một Dương nguyệt Ánh (tôi xin lỗi cô Ánh) lúc nào cũng nói câu tri ân, chưa bao giờ buông lời khinh mạn, hờn oán, trách móc chế độ và những người trưởng thượng miền Nam.

Có một điều tôi hoàn toàn không đồng ý khi cô dẫn chứng chuyện Minh Trị thiên hoàng, vua Minh Mạng để đưa đến kết luận “cuộc chiến Quốc - Cộng chẳng phải đã minh chứng rõ ràng”. Một kết luận mơ hồ không dính nhập. Thưa cô, đây là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt, không thể đánh đồng. Tôi không tranh cãi, chỉ xin cô hãy xử dụng cái bẩm sinh tư tưởng của mình để hiểu biết thêm về tiến trình, hành động và hiện trạng của CS trên thế giới, nhất là trên quê hương của chúng ta.

Nếu cái định kiến ấy vẫn còn thì cho tôi được nghĩ rằng chính cô là người đang tiếp tay cho CS. Thật đau lòng khi phải triệt hạ thần tượng cô trong tôi, điều mà tôi không bao giờ mong muốn.

Tôi nghĩ rằng cô chưa có con nên mới có thể phát biểu một câu xanh rờn “xin tôn trọng cái quyền được phép sai lầm của chúng con”. Người có con rồi, không ai nói vậy hoặc sẽ rất ân hận khi đã.

Lập lại, ở Mỹ, nếu trên 18 tuổi thì hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình. Giả sử, vâng, giả sử thôi, nếu cá nhân cô sai, chẳng nói làm gì nhưng khi cô đấu tranh quần chúng thì nó sẽ di hại đến người khác, lớn hơn, có thể là cả một thế hệ, (cũng giống như cô đang oán trách chúng tôi vậy). Biết là thế nhưng người ta có tác động được gì đến cô đâu mà cô lo, rồi phải xin được tôn trọng. Thẳng thắn mà nói, cá nhân tôi không bao giờ tôn trọng điều ấy mà chẳng cần giải thích.

Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Đúng sai là lẽ đời thường, ai dám xưng tên vỗ ngực. Quan trọng là có nhận biết để chấn hưng hay không chứ không phải là lúc mè nheo rằng anh sai thì phải cho quyền tôi được sai.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến câu chuyện ngày xưa. Lúc đỗ vào đại học, mẹ thưởng cho tôi chiếc xe Mobylette. Mới biết chạy xe gắn máy nên mẹ lo lắm, dặn con phải đi đường A cho an toàn, đường B đông xe nguy hiểm lắm. Khổ nỗi đường B tôi có nhiều bạn bè vui hơn nên tôi lén cãi lời. Khi tai nạn xảy ra, trong bệnh viện, lúc mở mắt sau cơn mê, hình ảnh đầu tiên tôi thấy chỉ là mẹ đang ngồi khóc một mình.

Tắt lại, nếu không có những dị biệt thì hai chữ đấu tranh đâu còn có ý nghĩa gì nữa. Nếu thực sự thấy rằng cuộc đấu tranh của mình là đúng, có chính nghĩa thì cứ mạnh dạn tiến bước, xá gì những lẻ tẻ bên đường. Nếu còn lo sợ, còn e ngại thì ở nhà phắt, đấu tranh chi cho nó mệt. Nếu bảo rằng những dị biệt sẽ làm giảm đi, kéo dài thời gian hay đưa đến thất bại thì hãy nên coi lại tất cả, không ngoại trừ khả năng của mình, đừng tru tréo, than thở là đã quá sức chịu đựng của một đời người.

Chúc cô thành công.

http://nhayduwdc.org/bv/ct/cc/2017/ndwdc_bv_ct_cc_2017_thucuaNN_2017SEP28.htm


Thư Cuối Gởi Cô Chú Bác của Con [trả lời nhà văn BP Đặng Văn Âu] - Nancy Nguyễn (27/9/2017)

Thư ông Bằng Phong Đặng Văn Âu gởi Nancy Nguyễn về vấn đề Trần Kiều Ngọc (9-10-2017)

Nancy Nguyễn: Thưa Chung (28-9-2017)

Nhà văn Bằng Phong Đặng Văn Âu trả lời về bài viết của cô Nancy Nguyễn (28-9-2017)

Thư ông Bằng Phong Đặng Văn Âu gởi Nguyễn Thanh Tú con trai cố ký-giả Đạm Phong trước ngày họp báo “Việt Tân kết thúc tại Houston, 2-10-2017”

Thư Gửi Nhà Tranh Đấu Trẻ VN Ở Hải Ngoại - Bằng Phong Đặng Văn Âu (26/4/2017)

Viết từ mặt đường dậy sóng - Nancy Nguyễn (18/5/2016)

KTG. Nguyễn Xuân Nghĩa, Anh là ai? - Bằng Phong Đặng Văn Âu (27/12/2015)

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ (7/11/2015)

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: “Mặt Trận là một chương đen tối của đời tôi" (4/11/15)

Vàng Rơi Không Tiếc - Đào Vũ Anh Hùng (1988)

Nguyễn Thanh Tú họp báo ở Houston tố cáo Việt Tân - Phần 1

Nguyễn Thanh Tú họp báo ở Houston tố cáo Việt Tân - Phần 2

Nguyễn Thanh Tú họp báo ở Houston tố cáo Việt Tân - Phần 3