Việt Báo / Trần Khải, 1/10/2017

Phim ‘The Vietnam War’


Nghĩ gì sau khi xem bộ phim ‘The Vienam War’… Chắc chắn rằng, phim này không làm cho tất cả mọi người vui. Nhưng đạo diễn Ken Burns ngay từ đầu đã ghi rõ rằng “Không có một sự thật duy nhất trong chiến tranh,” và do vậy, phim này ghi lại tiếng nói từ hàng chục người, từ nhiều phía, từ nhiều thành phần, từ tướng lãnh cho tới lính trơn, dân thường…


Và khi nghe nhiều tiếng nói như thế, hẳn nhiên là sẽ không làm vui tất cả mọi người. Chúng ta thấy ngay, hễ Hà Nội làm phim, sẽ chỉ có một chiều. Tương tự, Cuba, Bắc Hàn, Trung Cộng cũng như thế… Tuy nhiên, Mỹ thì khác.

Nhưng phim ‘The Vietnam War” làm phim PBS, nhận tiền tài trợ từ nhiều nguồn, kể cả tư nhân và công quyền, và do vậy phải tránh tất cả những sự kiện lịch sử không đúng… Vì phim xúc động như thế, chỉ cần trật một chút, là có thể bị kiện – hoặc phe diều hâu kiện, hoặc phe bồ câu kiện. Bởi vì, chỉ cần một bà vợ tù binh Mỹ nói rằng quý vị nói sai về chồng tôi là cả khối luật sư Mỹ sẽ nhảy vào kiếm chuyện. Hay, chỉ cần sai về số lượng chiến binh Mỹ tử trận ở Cồn Tiên (Hill of Angels) là sẽ bị các cựu chiến binh Mỹ bắt xin lỗi, kiện bôi thường, nghĩa là không gỡ được về tội bôi nhọ quân lực Mỹ. Đó là lý do chúng ta thấy trên phim sử dụng nhiều con số ghi cả hàng số lẻ, chứ không nói số tròn.

Nghĩa là, nếu có một số chi tiết trong phim sai với sự kiện  lịch sử, là nhóm đạo diễn sẽ thê thảm. Và nếu bị kiện, thí dụ, bôi nhọ quân lực Hoa Kỳ, hay bịa đặt về một chiến binh Hoa Kỳ, dù là dằng dai thời giờ, sự nghiệp điện ảnh của nhóm đạo diễn sẽ kẹt trong tương lai, sẽ mất tài trợ tương lai…  trong khi các dự án điện ảnh của họ lúc nào cũng tốn tiền.

Đó là lý do chúng ta hầu hết thời lượng thấy ống kính trực tiếp ghi lời 80 người được phỏng vấn. Nếu bạn viết một cuốn sách, thí dụ, bạn phỏng vấn một trung tá, một nhà văn… và rồi bạn đánh máy, in lên trang sách… sẽ có độc giả thắc mắc, có đúng là ông đó nói như thế, hay là tác giả ghi sai, hay nghe nhầm. Nhưng trước ống kính, không ai nghi ngờ cả. Đó là cảm giác chúng ta cảm nhận, khi nghe nhà văn Nguyên Ngọc (từng chiến đấu trong hàng ngũ bộ đội Miền Bắc) giải thích về Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, nói trong phim ‘The Vietnam War’ rằng nhiều ngàn thường dân Huế bị VC thảm sát vì các ổ nội thành đã bị lộ, nên nhiều cán bộ thủ tiêu những người đã nhận diện ra họ để giữ bí mật cho cuộc chiến tiếp diễn… Nếu không trực tiếp nghe nhà văn Nguyên Ngọc nói, chúng ta sẽ ngờ vực có chắc rằng một trí thức “bên thắng cuộc” đã nói như thế chăng…

Phim ‘The Vietnam War’ do vậy mang rất nhiều sự thực. Mang tiếng nói từ cả diều hâu và bồ câu Hoa Kỳ. Xem bộ phim này, chúng ta mới hiểu được vì sao có phong trào phản chiến Hoa Kỳ. Phản chiến chúng ta ưa nghĩ là “trí thức thiên tả” -- thực sự trong phim là cả triệu người dân thường đổ ra phô biểu tình, kêu gọi hòa đàm, ngưng bắn và rút khỏi VN. Khi phản chiến là bà mẹ  hay người vợ, người em gái của chiến binh Mỹ, chúng ta có thể thấy rằng tinh thần diều hâu không còn bao nhiêu.

Đặc biệt có một phim bên lề, cũng trên PBS, cho thấy tại sao cảm xúc phản chiến mạnh mẽ hơn trong các thị trấn Hoa Kỳ có đông cộng đồng da đen, Latino, thổ dân da đỏ, xóm nghèo… vì tỷ lệ bắt lính tại Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào các cộng đồng này thay vì nơi có đông sắc dân da trắng và dân thượng lưu, và do vậy lính Mỹ da trắng chết ít hơn lính Mỹ da đen, Latino, da đỏ và thành phần nghèo. Bởi vì giới thương lưu có cách trốn lính kiểu riêng, như bạn đã biết: Bill Clinton, Al Gore, George Bush, Donald Trump… Một phim bên lề nên xem là “Latino – Vietnam” (http://www.pbs.org/video/stories-service-two-fronts-latinos-vietnam-full-episode/)   cho thấy sự thực đó. Trong phim cũng nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội gửi con du học ở Liên Xô, Tiệp Khắc…

Phim lựa chọn người để phỏng vấn cũng nhìn theo khía canh “tính truyện” – nghĩa là, phải gây được xúc động. Nhiều nhân vật được phỏng vấn, tự thân đã là những cuốn tiểu thuyết gay cấn.

Thí dụ, một nhân vật kể truyện là bà Duong Van Mai Elliott, vợ của ông David Elliott, một cựu thẩm vấn viên của cơ quan RAND. Tự câu chuyện của bà cũng đã gay cấn: thân phụ giữ chức cao trong chính quyền bảo hộ của người Pháp, có người chị (hình như tên Thăng) cùng chồng tìm vào mật khu Việt Bắc để chiến đấu cho bộ đội ông Hồ thời kháng Pháp… thế rồi cô Duong Van Mai cùng ba má và gia đình còn lại vào Nam khi chia đôi đất nước, vì biết Cộng quân sẽ truy bắt và giết thân phụ. Khi vào Nam, cô Duong Van Mai vào làm công việc thẩm vấn tù binh cho RAND, và kết hôn với David Elliott, một cuộc hôn nhân tới giờ là hơn nửa thế kỷ. Tháng 4/1975, toàn gia bà Duong Van Mai di tản ra khỏi VN, trong khi mẫu thân  do dự, muốn ở lại để gặp con gái trong hàng ngũ bộ đội phía Bắc.

Thí dụ, Trung Tá Trần Ngọc Toàn (cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ4 Thủy Quân Lục Chiến) trúng đạn, giả chết, vài ngày sau mới được cứu ra khỏi chiến trường (hình như trận Bình Giã). Hình ảnh giả chết, bị nhiều vết đạn còn sẹo ở chân, đùi… ngày 30/4/1975 đi bộ từ Biên Hòa về nhà để gặp lại vợ con rồi tới đâu tính sau, nhất định không nghĩ tới chuyện ra đi, rồi tù cải tạo 7 năm…

Hay như Tướng Phạm Duy Tất, trong các ngaỳ cuôi tháng 4/1975 vẫn còn một trực thăng và một phi công đang chờ, nhưng ông quyết định ở lại với VN, và rồi bị tù cải tạo 17 năm (có thể người viết nghe không rõ số năm, nhưng phải hơn một thập niên)  và là một trong nhóm cuối cùng ra trại cải tạo.

Hay như Đại tá Trần Ngọc Châu, Tỉnh Trưởng Kiến Hòa, trước khi về hàng ngũ VNCH là bộ đội Việt Minh  chống Pháp, và hàng ngũ bên kia vẫn còn người anh (hay em?). Trong khi  tất cả các tỉnh khác đều bất ổn, tỉnh Kiến Hòa vẫn bình an, vì ông Châu có nhiều kinh nghiệm với Việt Minh và biết thói quen hoạt động của du kích để đánh chận. Ông nói với cố vấn Mỹ, giết một du kích VC, thì sẽ có thanh niên khác bổ sung cho du kích; nhưng khi giết oan một nông dân, cả làng sẽ đứng về phe du kích VC. Cho nên, cách hay nhất là thuyết phục các gia đình nông dân thuyết phục con em du kích về hàng.

Hay như Chánh án Phan Quang Tuệ có người em (hay anh?) của ông Tuệ là một trung úy phi công bị bắn rớt trong chiến trận.

Hay như hình ảnh sĩ quan cảnh sát ngày 30//4/1975 bước tới chào pho tượng chiến binh giữa Sài Gòn, rồi rút khẩu súng tự bắn vào đầu tuẫn tiết. Phim không nói tên, chỉ cho thấy hình. Nhưng tất cả người Việt đều nhớ đó là Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long.

Một nhân vật cũng đầy xúc động là một nữ du kích VC, trong quân phục có lẽ đã mang cấp tướng, kể rằng mẹ bà sinh 9 người con, 8 anh trai và bà là gái. Có 4 anh trai lớn tử trận khi chống Pháp, 4 anh trai kế tử trận khi chống Mỹ, bản thân bà có 2 con trai đã tử trận vào tháng 2/1975, vài tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ.

Phim này có rất nhiều sự thực. Nhiều hình ảnh về Trận Mậu Thân cả ở Sài Gòn và Huế 1968.

Phim cũng cho thấy những hình ảnh làm đổi chiều dư luận Hoa Kỳ. Thí dụ, Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một đặc công VC trong trận Mậu Thân Sài Gòn. Đối với người dân Mỹ, như thế là phạm luật tù binh. Thêm nữa, người Mỹ sẽ thắc mắc, Việt Cộng sẽ xử bắn tù binh Mỹ trả thù hay không?

Phim cũng chiếu lại hình thảm sát Mỹ Lai. Khi Trung úy William Calley ra lệnh bắn vào dân Mỹ Lai, làm chết hàng trăm người, cả người già, phụ nữ và em bé. Từ đó, có chữ “baby killers” xuất hiện – tức là “kẻ giết trẻ em”…

Phim nói lên nhiều sự thực, nhưng vẫn thiếu. Đặc biệt, trong cương vị người Miền Nam, dễ dàng thấy thiếu rất nhiều. Có thể vì không đủ băng hình của VNCH?

Thí dụ, không nói về 5 vị tướng VNCH tuẫn tiết trong những ngày tàn cuộc chiến. Không nói về các trận pháo kích VC nhắm vào dân, như vào chợ và trường học Cai Lậy. Không nói về Lực Lượng Biệt Kích Nhảy Bắc, những vị anh hùng biến mất vào bóng đêm vô danh. Không nói về các chị Thiên Nga, những nữ điệp viên gan dạ của VNCH… 

Và thiếu nhiều nữa. Nhưng làm sao bây giờ. Người thua trận không có lời nào để nói.

Một bản tin đặc biệt của Việt Báo cho thấy cộng đồng mình sôi nổi. Bản tin ghi lại như sau:

“Góp Ý Về Phim ‘The Vietnam War’

WASHINGTON (VB) -- Trưa hôm 28/9/2017 tại trụ sở trung ương của đài truyền hình công cộng lớn nhất vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn - WETA: Washington Educational Television Association - một buổi họp mặt cho các khách mời bao gồm: cựu chiến binh Mỹ (cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Tom Vallely và nhiều vị khác), cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (trung tá Trần Ngọc Huế và nhiều vị khác), tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh (Bộ Giáo Dục), giám đốc Vietnam Education Foundation Sandy Đặng, cựu thông tín viên Newsweek tại Saigon, cựu chủ nhiệm một nhật báo tại Saigon, nhiều nhân vật trong cộng đồng Mỹ, Việt; tổng công trên 100 người.

Bắt đầu lúc 12 giờ trưa với bữa ăn nhẹ, khoảng 45 phút dành để chiếu tóm tắt các đoạn phim đã trình chiếu trong 2 tuần qua (chủ nhật Sep 14, 2017 đến thứ năm tuần trước, chủ nhật đến hôm qua thứ tư Sep 27, 2017), tổng cộng là 9 trong 10 phần. Sau đó là phần hỏi đáp qua sự điều hợp của ông phó chủ tịch ngoai vụ của WETA. Trên sân khấu có bà Dương Vân Mai (có trong phim) và nhà sản xuất Lynn Novik.

Chúng tôi nhận thấy có các ý kiến sau đây:

- trong phim chỉ thấy quân đội Hoa Kỳ tác chiến với quân đội Bắc Việt và Mặt Trận, rất ít khi có mặt Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vì thế Vietnam War trở thành American War in Vietnam.

- rất nhiều cảnh quân nhân Hoa Kỳ đốt nhà tạo một ấn tượng một sự tàn phá.

- chỉ nói đến vấn đề quân sự song không nói nhiều đến dân sự qua các sự giúp đỡ của Hoa Kỳ xây bệnh viện, xây trường học, giúp đỡ dân chúng trong nhiều khía cạnh.

- ý kiến một cựu quân nhân Mỹ: phim đề cao quân đội Bắc Việt với sự quyết tâm, tình đồng đội, không nhấn mạnh đến những yếu tố đó hiện diện trong quân đội Hoa Kỳ. Tại chiến tuyến mọi quân nhân chiến đấu cho sự tồn tại, ủng hộ đồng đội, săn sóc bảo vệ thương binh và sát cánh chiến đấu không hề nghĩ đến màu da chủng tộc tôn giáo ý tưởng.

- chỉ có các nhà văn quân đội Bắc Việt, không có nhà văn quân đội của miền Nam như nhà văn Phan Nhật Nam.

- sau khi người Mỹ phản bội bỏ rơi miền Nam thì bây giờ nhìn toàn cảnh thì thanh bình song có rất nhiều bất công không được nói đến để hiểu là với sự chiến thắng của miền Bắc, sau đó là chiến tranh tại Cao Miên năm 1978, Trung Cộng đánh chiếm tàn phá miền Bắc sát biên giới năm 1979, thảm cảnh đồng bào vượt biên, sự tàn bạo của các trại tù với danh từ mỹ miều là trại cải tạo.

- phim đã tạo được sự đối thoại của nhiều thế hệ, sự tìm hiểu sâu xa hơn về lịch sử.
- cảm tạ sự cố gắng của nhà sản xuất phim với tiêu chuẩn: tôn trọng sự khác biệt, coi trọng giá trị của đối thoại (respect the differences, value the dialogues).
- mọi chuyện đã qua hãy nhìn vào tương lai để xây dựng, học hỏi để không bị sa lầy và mắc phải những lỗi lầm quá khứ ở những cuộc chiến trong tương lai.”
Và bây giờ là ý kiến riêng của người viết, xin đề nghị độc giả hãy xem hết 10 tập phim, và nên có suy nghĩ riêng, chớ nên dựa theo ý kiến người khác.
Xem 10 tập phim ở đây:
http://www.pbs.org/show/vietnam-war-vietnamese-language/episodes/ 
Có phụ đề tiếng Việt.

https://vietbao.com/p123a272754/phim-the-vietnam-war-


GHI CHÚ: Có thể tìm hiểu thêm ở các link sau.

- Báo Der Spiegel phỏng vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Viết Kim dịch (VB)

   https://vietbao.com/a272740/toan-van-bao-der-spiegel-phong-van-tong-thong-nguyen-van-thieu

- The Vietnam War: Phỏng Vấn Với Ken Burns và Lynn Novick - Andrew Lam (NAM)

   https://vietbao.com/a271318/the-vietnam-war-phong-van-voi-ken-burns-va-lynn-novick

- Tổn thất trong chiến tranh - Giao Chỉ San Jose (VB)

   https://vietbao.com/a272739/ton-that-trong-chien-tranh

- Phim tài liệu The Vietnam War: Cuộc thảm bại tái diễn - Giao Chỉ San Jose (VB)

   https://vietbao.com/a272477/phim-tai-lieu-the-vietnam-war-cuoc-tham-bai-tai-dien

Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc Về Phim The Vietnam War: “Chúng Ta Thua Trên Từng Thước Phim” (Cali Today)

http://www.baocalitoday.com/binh-luan/cuu-dai-ta-vu-van-loc-ve-phim-vietnam-war-chung-ta-thua-tren-tung-thuoc-phim.html

Thẩm Phán Phan Quang Tuệ về Phim The Vietnam War: “Không Làm Lợi Cho Cộng Sản” (Cali Today)

   http://www.baocalitoday.com/binh-luan/tham-phan-phan-quang-tue-ve-phim-vietnam-war-khong-lam-loi-cho-cong-san.html

- Viết Về bộ phim The Vietnam War - Nguyễn Tiến Hưng (VB)

   https://vietbao.com/a272574/viet-ve-bo-phim-the-vietnam-war-1-giai-doan-khi-dong-minh-nhay-vao

Ngô Kỷ nói về phim The Vietnam War: “Tôi rất hài lòng”! (Cali Today):

   http://www.baocalitoday.com/so-tay-nguyen-xuan-nam/33850.html

- Những gì được kể trong “The Vietnam War” -- FB Manh Kim

   https://boxitvn.blogspot.com/2017/09/nhung-gi-uoc-ke-trong-vietnam-war.html

- Bộ phim dài không có hậu - Bùi Tín (VOA)

  https://www.voatiengviet.com/a/the-vietnam-war-burns-novick-movie/4043243.html

- Điểm phim: Chiến tranh Việt Nam - David Brown -  Trần Văn Minh dịch (Tiếng Dân)

   https://baotiengdan.com/2017/09/12/diem-phim-chien-tranh-viet-nam/

- Phim The Vietnam War: giới truyền thông phản chiến Mỹ tiếp tục phủ nhận và bôi nhọ chính thể Việt Nam Cộng Hòa - Đoàn Hưng (SBTN)

  http://www.sbtn.tv/the-vietnam-war-gioi-truyen-thong-phan-chien-my-tiep-tuc-phu-nhan-va-boi-nho-chinh-the-viet-nam-cong-hoa/

- Những Ngày Cuối Của VNCH (nguyên Tác: The Final Collapse Của Đại Tướng Cao Văn Viên. Dịch Giả: Nguyễn Kỳ Phong) - VB

   https://vietbao.com/a143039/nhung-ngay-cuoi-cua-vnch-nguyen-tac-the-final-collapse-cua-dai-tuong-cao-van-vien-dich-gia-nguyen-ky-phong

- Five myths about the Vietnam War - Lan Cao (WP)

   https://www.washingtonpost.com/outlook/five-myths/five-myths-about-the-vietnam-war/2017/09/29/467ef3e0-a474-11e7-ade1-76d061d56efa_story.html?utm_term=.cb48af5bae4a

- ‘The Vietnam War’ should be shown in every classroom - RUBÉN ROSARIO (Pioneer Press)

   http://www.twincities.com/2017/09/30/rosario-the-vietnam-war-should-be-shown-in-every-classroom-every-nook-and-cranny/

- Veterans angry, disappointed following PBS’ Vietnam War documentary - TATIANA SANCHEZ (Mercury News)

   http://www.mercurynews.com/2017/09/29/veterans-angry-disappointed-following-pbs-vietnam-war-documentary/