Võ Thi Linh

Cách nay đúng 227 năm,trong đêm mùng 4 rạng mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu 1789, tức [30-31 lịch Việt hay 28-29/1/1789 lịch nhà Thanh], quân Tây Sơn tổng tấn công quân Thanh ở Thăng Long.

Đích thân Quang Trung cưỡi voi tham chiến. Sau, bỏ voi, cưỡi ngựa. Nguồn tin các giáo sĩ ghi:

Theo lời đồn, ông đeo hai đoản đao và chạy ngang dọc chém đầu nhiều sĩ quan và binh lính Thanh, làm nhiều người chết dưới tay ông. Ông luôn miệng hô xung phong và lúc nào cũng ở tuyến đầu.”

Theo các sử quan Nguyễn, quân Tây Sơn tiến sát đồn Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như mưa. [Nguyễn Huệ] cho lệnh binh lính núp vào ván gỗ để xung trận, còn mình cưỡi voi đốc chiến ở phía sau.... Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Sĩ Long và Thượng Duy Thăng chết tại Hà Hồi và Ngọc Hồi. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử ở Đống Đa. Sĩ Nghị vội vã rút quân về hướng bắc. Cầu sập, khoảng 3,000 binh Thanh chết đuối. Khoảng 7,000 người khác bỏ xác tại trận.

vuaquangtrungvaothanglong

Ngày mồng 5 Tết nguyên đán 1789, Nguyễn Huệ xua quân nhập thành, áo chiến bào biến thành màu đen vì thuốc súng. [Thị nhật Huệ khu binh nhập thành, sở phục chiến bào biến vi tiêu hắc sắc, giai hỏa dược khí dã].

Người nhà Thanh [ở gần biên giới] chấn động dữ dội, già trẻ giắt dìu nhau chạy về hướng bắc. Cả trăm dặm tuyệt không có người và khói [bếp]. [Thanh nhân đại chấn tự quan dĩ bắc lão ấu phù huề bôn tẩu, số bách lý tuyệt vô nhân yên].

Gò Đống Đa Nơi Chôn Giặc Tàu Xâm Lược

Như vậy, vào mùa Xuân Kỷ Dậu (1789) vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh (290.000) đến nay (2016) đã qua 227 năm. Để tưởng nhớ công ơn tiền nhân cùng niềm tự hào dân tộc, hàng năm người Việt khắp nơi đều cử hành Giỗ Trận và Kỷ Niệm chiến thắng Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng).

Hà Nội hay thành Thăng Long xưa kia có rất nhiều sông và hồ thiên nhiên, nhưng chỉ có hai điểm cao hơn cả là Núi Nùng và Gò Đống Đa. Núi Nùng Sông Nhị (Hà) tiêu biểu cho đất Thăng Long ngàn năm văn hiến với Gò Đống Đa chiến tích đại thắng quân Thanh.

Hàng vạn quân Thanh chết trận được chôn thành 12 nấm mộ khổng lồ chôn xung quanh gò Đống Đa (Hà Nội) - một di tích lịch sử quan trọng giữa lòng thủ đô Hà Nội gắn liền với tên tuổi của đại anh hùng Quang Trung, được khẳng định là sự thật.

Gò Đống Đa cũng được nhiều nhà khoa học, sử học nhận định là một trong những nấm mồ chôn xác quân Thanh. Như vậy, gò Đống Đa có diện tích 6.000m2, chiều cao gần chục mét sẽ là ngôi mộ lớn nhất thế giới (?)

Sự Thật Từ Lịch Sử Về Gò Đống Đa

Các cụ cao niên ở làng Thịnh Liệt thì nơi tọa ngự của Gò Đống Đa ngày nay, xưa kia thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các chiến trường trong trận Hoàng đế Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Sau chiến thắng như vũ bão, quân Tây Sơn giải phóng kinh thành Thăng Long, khu vực Đống Đa xác giặc chết ngổn ngang khắp nơi. Vua Quang Trung cho thu nhặt lại, xếp thành 12 gò, sau gọi là “Kình nghê quán” (gò chôn xác giặc dữ như cá kình, cá nghê ngoài biển).

12 gò xưa nằm rải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng và ở trong khu vực có tên là “xứ Đống Đa”. Vì trên các gò có nhiều cây đa mọc lên um tùm nên dân gian quen gọi tên là Gò Đống Đa. Điều này còn được ghi lại khá rõ trong bài thơ “Loa Sơn điếu cổ” (Viếng núi Ốc) của thi sĩ đương thời Ngô Ngọc Du (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Ng%E1%BB%8Dc_Du):

Thành Nam thập nhị kình nghê quán.

Chiếu điện anh hùng đại võ công”.

(Tạm dịch: Mười hai gò xác phía nam thành - Ngời sáng chiến công bậc anh hùng)

Nhiều tư liệu lịch sử sau này cũng ghi lại: “Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh. Ông sai thu nhặt xương cốt quân Thanh tử trận, chôn thành những gò đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu thị sự thương xót với những quân, dân Trung Hoa chết xa nhà”. Bài văn có đoạn:

“Nay ta: Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi

Bảo lập đàn bên sông cúng tế

Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc

Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô

Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời Nam,

hãy lên đường mà quay về nơi hương chí

Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành

Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống”.

Một hành động mang tính nhân bản của tiền nhân, của kẻ chiến thắng. Không như bọn phi nhân csVN, tàn phá cấm đoán thăm viếng, mộ của tử sĩ VNCH tại Biên Hoà (cũ) những năm sau 1975, thời gian mà quân đội cộng sản quản lý nghĩa trang quân đội Biên Hoà.

Những hành động phi nhân của những kẻ gọi là chiến thắng của csVN thật đáng rùng mình kinh tởm, chà đạp các công ước quốc tế của LHQ, các Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973.

Vị Trí Gò Đống Đa Hiện Nay (Gò Thứ 13)

Đến năm 1851, do mở đường, mở chợ, quá trình đào xẻ thấy có nhiều hài cốt giặc, người dân đã thu nhặt chôn vào một hố to, sau đó đắp cao lên thành gò cạnh núi Ốc (Loa Sơn). Dần dần, ngôi gò mới này được đắp rộng và cao thêm, dính liền vào núi Ốc và cũng được gọi là Gò Đống Đa. Sau khi chiếm thành Hà Nội, thực dân Pháp đã phá đi tất cả 12 chiếc gò, chỉ còn lại gò ở núi Ốc. Do đó, Gò Đống Đa hiện nay thực chất là chiếc gò thứ 13 còn sót lại.

Trước năm (1954), khu vực Đống Đa thuộc Đại Lý Hoàn Long, được coi là ngoại ô Hà Nội. Từ nội thành bằng đường Khâm Thiên qua ô Chợ Dừa, gò Đống Đa nằm bên phải. Đây cũng là khu vực Thái Hà Ấp với lăng Hoàng Cao Khải (1850-1933).

Tuy hiện nay gò Đống Đa là gò thứ 13 (trong 12 gò đả bị biến dạng) nhưng củng có thể coi đó là chứng vật lịch sử về việc xâm lăng của quân Bắc Phương. Là mồ xác giặc và củng là mồ chôn mộng bành trướng của Bắc Phương, đem lại độc lập cho Đại Việt trên 2 thế kỷ. Một minh chứng hùng hồn sự chiến thắng oanh liệt của Hoàng Đế Quang Trung vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. Tuy nhiên vẩn có một số giã thuyết nghi ngơ về tính xác thật của gò Đống Đa.

Để phá tan sự hoài nghi về gò Đống Đa, TS Vũ Văn Bằng đã dùng máy bức xạ để xác định sự hiện hữu của xương giặc Tàu tại Gò Đống Đa.

Sự Thật Từ Khoa Học

TS Vũ Văn Bằng, Phó viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường (Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam) một chuyện gia về bức xạ, địa chất. TS Vũ Văn Bằng đưa ra những bằng chứng cụ thể, khoa học về một gò Đống Đa chất đầy xương trắng, đó là sự xác nhận bằng: máy đo phóng xạ IF – 99A của Nhật, máy đo địa từ BPT – 2000 của Đức (hai loại máy đo về từ trường trên hài cốt để xác định số lượng hài cốt chính xác nhất hiện nay) ra gò Đống Đa tiến hành trắc địa. Số liệu cụ thể thu được như sau: Về xạ khí (sau khi đo bằng máy đo phóng xạ IF – 99A của Nhật): nằm ở mức cho phép 17/9 MSv/giờ (Micro Sievert). Về mức từ trường (đo bằng máy đo địa từ BPT-2000 của Đức): Trong gò mức từ cao hơn, đạt mức 31.215nT so với phía bên ngoài gò chỉ có mức 27.150nT. http://news.zing.vn/Hai-cot-tran-khoi-Go-Dong-Da-sau-20m-co

TS Vũ Văn Bằng với những luận chứng khoa học do đo đạc địa chất khẳng định: Gò Đống Đa toà xương trắng. Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa!!

Vua Quang Trung một anh hùng dân tộc, một dũng tướng trong việc điều binh diệt giặc thần tốc. Chiến thắng của Quang Trung đã làm tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử. So với sức mạnh của Đại Việt (ĐV) và quân nhà Thanh cũng chênh lệch rất nhiều. Quân Thanh là 290.000 quân còn quân ĐV chỉ có 100.000 tức là khoảng 1/3 của quân Thanh. (Con số thiệt hại quân ta 8000, còn quân Thanh trên 20.000 và 3.400 bị bắt là tù binh, sau nầy giao lại cho nhà Thanh). Quang Trung và 10 tướng đã chỉ huy trận đánh lịch sử nầy, để đánh bại Tướng Tôn Sĩ Nghị và 10 tướng khác của nhà Thanh. Các con số về thực lực 2 bên được sử gia Trần Gia Phụng ghi nhận trong: http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=162665.

Chiến thắng của Vua Quang Trung đã làm bọn xâm lược Bắc phương không dám dòm ngó đến lảnh thổ của nước Nam cho đến 1979. Với một chiếu dài lịch sử gần 5000 năm, trên 2/3 Việt sử là viết về những trận đánh đẫm máu với giữa một nước nhỏ với một nước lớn, lớn về sức mạnh, về người.. vũ khí.... Nhưng có một điều được khẳng định là: Giặc Tàu có những lúc chúng thắng và chiếm được VN tới gần 1000 năm, nhưng cuối cùng củng bị tống khỏi ra khỏi lảnh thổ của con rồng cháu tiên.

Trong suốt chiều dài chống giặc Bắc Phương, chỉ có 2 người từng làm nhục Quốc Sĩ và một tập đoàn là: Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống và tập đoàn Hồ chí Minh, những con người phản quốc cõng rắn cắn gà nhà, trong đó khiếp nhược nhất vẫn là Hồ chí minh và di sản của HCM, đem dâng hiến một phần giang san cho giặc.

Viết về gò Đống Đa là để ghi lại chiến thắng oanh liệt trong chiến sử Việt, một quân đội nhỏ hơn quân xâm lược phương bác 3 lần mà cũng đánh cho chúng tan tác, xác chết quân xâm lược phải chôn tập thể thành 12 gò lớn tại vùng ngoại ô của thành Thăng Long.

Gò ĐỐNG ĐA là chứng tích oai hùng chống giặc giữ nước của tổ tiên vào thế kỷ 18. Còn Hoàng-Trường Sa, núi Lão Sơn, Ải Nam Quan, 11.000km trong vùng biển Bắc Bộ, 1/2 thác Bản Giốc là chứng tích bán nước của Hồ Chí Minh và Đảng csVN.

Hôm nay lương tâm của bọn bán nước đã bị chôn theo xác quân Tàu tại gò Đống Đa, nên chúng đã muối mặt để cam chịu làm Thái Thú cho Bắc phương. Nguyễn Phú Trọng đầu lĩnh Ba Đình, đã để lộ rõ chân dung của một kẻ bán nước và làm tay sai đắc lực cho Bắc Phương.

Gò Đống Đa, ngày hôm nay cần phản thường xuyên nhắc nhở, để người trẻ trong và ngoài nước biết được chiến công oai hùng của Vua Quang Trung vào cuối thể kỷ 18, với một lực lượng yếu kém hơn Bắc Phương gấp 3 lần. Để khơi lại Hồn Việt, hãy cùng nhau nhắc lại câu nói nổi tiếng Quang Trung là:

Đánh cho để dài tóc,

Đánh cho để đen răng,

Đánh cho nó chích luân bất phản,

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Tức là:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó ngựa xe tan tác

Đánh cho nó manh giáp chẳng còn

Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

Với câu nói như trên, chúng ta thấy rõ mục tiêu của vua Quang Trung trong việc chống quân Thanh là để gìn giữ những tập tục riêng của người Việt (giữ tóc dài và nhuộm răng đen), và đặc biệt là để khẳng định thêm một lần nữa cái chân lý: Người Việt làm chủ nước Việt, nếu ai xâm phạm sẽ bị đánh cho ngựa xe tan tác, cho giáp bào tả tơi, hay như Lý Thường Kiệt nói là “sẽ bị đánh tơi bời”.

Sử cũ chép: “Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu. Rồi chiêng trống khua vang, quân lính gấp rút lên đường ra Bắc”.

Nếu chúng ta sống vào thời này và có mặt trong đoàn quân Tây Sơn để có thể thấy hồn thiêng sông núi đã hoà quyện với đoàn quân của Nguyễn Huệ.

Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ đã bôn ba đánh Nam dẹp Bắc với bao chiến công lừng lẫy. Thế nhưng, khi nhắc đến ông, thì người ta nghĩ ngay đến chiến thắng Đống Đa, một chiến thắng của một nước bé nhỏ trước một cường quốc hùng mạnh có tham vọng bá quyền, một chiến thắng khẳng định thêm một lần nữa chân lý bất diệt của dân tộc Việt Nam là “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Vo Thilinh, 11/2/2016 tức mồng 4 tết Bính Thân.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1511628102473007&id=100008774956176


Bài liên quan:

- Số Phận Của Lê Chiêu Thống và Đoàn Tòng Vong Trên Đất Tàu

- Ngày Tây Sơn (Chủ Nhật 14/2/2016) ở Little Saigon, Quận Cam, California

ngaytayson2016