Nguyễn Phúc Liên, Geneva 28.09.2017
Phong trào “GIỚI TRẺ CHO NHÂN QUYỀN” đang được Luật sư trẻ đẹp TRẦN KIỀU NGỌC phát động mạnh và hiện nay trở thành một đề tài tranh luận khá sôi nổi. Riêng tôi, tôi chưa viết một Bài đặc biệt nào về Phong Trào mà còn đang quan sát xem nhóm nào đứng đàng sau Phong Trào rồi mới viết Nhận Định. Tuy nhiên vì vấn đề sôi nổi, nên tôi lượm lặt đó đây những gì viết về NHÂN QUYỀN để gửi đến nữ Luật sư Trần Kiều Ngọc, và cho những ai đó đứng đàng sau hay chủ trương Phong Trào này mà nữ Luật sư chỉ là người phát ngôn viên làm kiểng!

---o0o---

1. Trong một Bài viết ngày 15.06.2017, tôi đã viết về NHÂN QUYỀN:

AI ĐẤU TRANH ĐÒI NHÂN QUYỀN VỚI CSVN
LÀ “MÁT DÂY ĐIỆN” !

Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 15.06.2017

Xin cắt nghĩa tiếng bình dân gọi “mát dây điện” nghĩa là gì ? Đó là ám chỉ người trong đầu suy luận không trúng “logique”, không khùng hẳn, nhưng ương ương dơ dở như có dòng điện óc bị mát.

Tại sao chúng tôi gọi những người hay những Phong trào đấu tranh đòi CSVN phải cải thiện Nhân Quyền là “mát dây điện” ? Tại vì việc đòi hỏi này thiếu “logique”. Nền tảng xây dựng Thể chế CSVN là phi Nhân Bản rồi, nghĩa là phế bỏ Nhân Quyền, thì làm sao đòi hỏi họ tôn trọng Nhân Quyền. Chế độ CSVN đã chà đạp Nhân Phẩm, Nhân Quyền ngay từ khởi thủy, thì làm sao cứ quỳ mọp xuống, van lậy CSVN hãy nới rộng Nhân Quyền. CSVN không có Nhân Quyền, làm sao chúng nới rộng được. Chính người CSVN không “mát dây điện” vì họ đã chà đạp Nhân Quyền, nên không thể nới rộng Nhân Quyền. Chính cái người hay cái Phong trào đòi CSVN nới rộng Nhân Quyền mới là người hay Phong trào “mát dây điện” !

Khi những người hay những Phong trào đấu tranh đòi Nhân Quyền với CSVN thì chính họ hay chính Phong trào của họ đã tuyên bối với mọi người dân VN và Thế giới rằng họ đã chấp nhận Thể chế CSVN được xây dựng đứng đắn dựa trên căn bản Nhân Quyền rồi. Bây giờ họ chỉ yêu cầu CSVN cải thiện Nhân Quyền mỗi ngày mỗi tốt hơn để đến kiện toàn kéo dài cái Cơ chế CSVN lên đầu Dân Tộc cho đến “muôn năm”. Những ai đòi Nhân Quyền là những người chấp nhận kéo dài mãi Cơ chế CSVN.

Vậy trong trường hợp nào, đấu tranh đòi hỏi Nhân Quyền mới khỏi bị coi là “mát dây điện” ?

Đó là trường hợp đới với những Thể chế Chính trị đã xây dựng Chế độ dựa trên nền tảng ba bản chất con người (1) BẰNG NHAU (Egalité), (2) BẠN HỮU (Fraternité) và (3) TỰ DO (Liberté) thuộc TINH THẦN CỘNG HÒA của Cách Mạng Pháp 1789. Khi người dân đã chấp nhận Hiến Pháp cho phép xây dựng Thể chế Chính trị Cộng Hòa rồi mà Thể chế này bị một số Lãnh đạo làm cho xuống cấp, thì người Dân có quyền chính đáng đứng lên đòi những Lãnh đạo này phải tôn trọng Nhân Quyền để kiện toàn Chế độ, để kéo dài Thể chế tốt đẹp hơn cho người Dân. Như vậy, chúng ta đòi hỏi cải thiện Nhân Quyền chỉ đối với những Thể chế Chính trị đã đặt nền tảng xây dựng Thể chế trên Nhân bản cá nhân, trên Nhân Quyền của từng người !

Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã đạp đổ Thể chế Phong kiến dựa trên quyền dòng tộc cấu kết với Thần quyền và nêu cao TINH THẦN CỘNG HÒA để chỉ đạo việc xây dựng những Thể chế Chính trị tôn trọng và làm phát triển Nhân Bản cá nhân (1) BẰNG NHAU (Egalité), BẠN HỮU (Fraternité) và (3) TỰ DO (Liberté). Không ai đấu tranh đòi hỏi Thể chế Phong kiến cải thiện NHÂN QUYỀN, vì đó là "mát dây điện" ! Phải Cách Mạng đạp đổ Thể chế Phong kiến mà thôi!

Cũng vậy, không ai đi đòi hỏi cải thiện NHÂN QUYỀN đối với Cơ chế CSVN phi nhân bản vì đó là "mát dây điện"! Phải đứng lên làm CÁCH MẠNG chôn vùi hẳn cái Cơ chế CSVN phi nhân bản này đi mà thôi !

---o0o---

2. Trong Bài viết ngày 28.09.2017 để nói về những Lý do tái phổ biến những Bài về SỤP ĐỔ KINH TẾ ĐỘC TÀI, tôi cũng đề cập đến Lý do đấu tranh cho NHÂN SINH, chứ không phải cho NHÂN QUYỀN mù mờ trống trải. Tôi xin đăng Bài này kèm dưới đây.

NHỮNG LÝ DO TÁI PHỔ BIẾN ĐỀ TÀI “SỤP ĐỔ KINH TẾ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN”

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.09.2017

Đề tài này đã được viết vào những năm 2015/16 gồm 27 Bài và 8 Phụ Bản quy tụ vào 5 Chủ đề như trong Bài Mở đầu dưới đây cắt nghĩa. Hôm nay, chúng tôi tái phổ biến Đề tài này vì những lý do sau:

1) Chúng tôi bắt đầu chương trình Hội Luận về Đề tài trên các Diễn Đàn Paltalk về sự sụp đổ của các nền Kinh tế độc tài gọi là Tập quyền chỉ huy. Phổ biến toàn bộ những Bài viết về Đề tài này để những người tham dự Hội Luận Paltalk có tài liệu theo rõi. Chương trình Hội Luận kéo dài một năm.

2) Kinh nghiệm suốt trong thời kỳ của các Tổng Thống Hoa kỳ Clinton và Obama, chủ đề NHÂN QUYỀN coi như “khí giới mềm” nhằm cải hóa Cộng sản. Nhưng chẳng có những kết quả cụ thể và còn tệ hơn nữa, hai chữ NHÂN QUYỀN trở thành như bình phong che đậy cho những vi phạm về việc làm ăn không được quang minh chính đại. NHÂN QUYỀN là phạm trù co dãn như dây thung xa với đời sống cụ thể của quần chúng. Nhân quyền được coi như những chậu kiểng để giới chính trị xôi thịt trang hoàng biện minh tô bóng cho mình. Trong những Xã Hội độc tài độc đảng, hố sâu giầu—nghèo càng ngày càng sâu rộng. Quần chúng bị bóc lột trở thành nghèo kiết xác. Họ cần đấu tranh cho NHÂN SINH, chứ không phải cho NHÂN QUYỀN lùng bùng dễ bị lợi dụng làm bình phong lừa đảo. Một Phong trào “giới trẻ cho NHÂN QUYỀN” đang được Luật sư trẻ Trần Kiều Ngọc hô hào. Người ta đang đặt những nghi vấn xem đây có phải là Phong trào do một đảng có nhiều tì vết làm tiền Cộng đồng VN ở Hải ngoại hay không ?!

Việc đấu tranh cho NHÂN SINH cần phải cho quần chúng thấy những nguy hiểm SỤP ĐỔ CỦA KINH TẾ ĐỘC TÀI.

3) Xã hội VN hiện nay dưới chế độ CSVN đã thoái hóa đến thác loạn. Kinh tế VN thụt lùi sánh với các nước trong vùng, thậm chí thua Lào và Cao Mên. Tất cả là do sự bóc lột của đảng CSVN cho túi riêng từng cá nhân đảng viên. Việc đấu tranh hiện nay của người dân không phải là vì hận thù quá khứ, mà cho con cháu trong tương lai có đời sông Xã hội được thăng hóa, cho đời sống Kinh tế có đủ ăn và rồi phát triển. Chế độ CSVN đặt trên nền tảng phi nhân bản từ cội nguồn. Chế độ này không có nhân quyền, làm thế nào mà đòi hỏi họ ban phát NHÂN QUYỀN cho mình. Chỉ có những kẻ “mát dây điện” mới đi đòi hỏi NHÂN QUYỀN với Việt Cộng!

4) Lý do thứ tư nữa là Bản Tin dưới đây về mối nguy hiểm vỡ nợ của Tầu có thể làm nguyên cớ khởi đầu cho một cuộc Khủng hoảng Tài chánh lan ra rộng lớn gần với tầm cỡ vỡ nợ vì “Subprime Mortgage Credit” ở Hoa kỳ vào những năm 2007/2008. Xin quý vị đọc Bản Tin dưới đây:

Trung Quốc sắp lần đầu vỡ nợ trái phiếu chính phủ địa phương
07:50 PM - 25/09/2017 Thanh Niên Online

Theo CNBC, đây là nội dung được Fitch Ratings đưa ra trong thông cáo báo chí công bố hồi cuối tuần trước, giữa nhiều lo ngại về mức nợ cao trong nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Các trái phiếu này do các cơ quan tài trợ tài chính của chính phủ địa phương Trung Quốc (LGFV) phát hành. Đây là các cơ quan mà chính quyền địa phương thành lập để vượt qua các hạn chế về vay mượn.

Hiện có nhiều lo ngại về làn sóng vỡ nợ có thể xảy ra ở Trung Quốc vì nợ chính quyền địa phương lên cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến các thị trường tài chính, có khả năng mở rộng thành làn sóng có sức lây lan trên toàn thế giới.

Các LGFV cũng vay mượn từ ngành ngân hàng ảo của Đại lục vì các kênh vay mượn chính thức cạn kiệt do chính sách hạn chế đòn bẩy từ chính phủ. Ngân hàng ảo là một nhóm các dịch vụ tương tự như dịch vụ của ngân hàng truyền thống, song lại nằm ngoài giới hạn của quy định ngân hàng thông thường và phần lớn không được kiểm soát.

Đến nay, chưa LGFV Trung Quốc nào vỡ nợ các trái phiếu được giao dịch công khai, song “đợt vỡ nợ đầu tiên ngày càng có thể xảy ra, có thể sẽ kích hoạt việc tái định giá thị trường”, Fitch cho biết. Cảnh báo của hãng được đưa ra sau khi S&P Global Ratings hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Trung Quốc xuống một bậc, từ AA- xuống A+, hồi tuần trước với lý do mức tăng tín dụng nhanh. Moody's Investors Service thì hạ xếp hạng tín dụng Đại lục hồi tháng 5.

Chính phủ trung ương Trung Quốc đã và đang cố gắng giải phóng LGFV khỏi bảng cân đối tài chính của khu vực công để kiểm soát rủi ro tài chính. Dù vậy, nợ LGFV vẫn tiếp tục tăng, với 4 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 605 tỉ USD, giá trị số trái phiếu LGFV được phát hành từ năm 2015 vẫn còn dư. Con số trên tương đương 5,4% GDP Trung Quốc.

(Thanh Niên Online)

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.09.2017

Image may contain: 2 people, people smiling

https://www.facebook.com/groups/vietnamdatnuoctuonglai/permalink/1377260785662942/