Minh Phượng, 4/4/2015

Mỗi năm, nhân 30 tháng tư, cộng đồng người Việt tỵ nạn CS khắp nơi lại tổ chức tưởng niệm ngày quốc hận, ngày cả nước rơi vào cảnh tù đầy, tăm tối, ngày bao nhiêu người mất quyền làm người, mất quyền công dân, bị chà đạp, dập vùi bởi những người mệnh danh “giải phóng”.

Năm nay đã chẵn chòi 40 năm, và những chương trình tưởng niệm 30 tháng tư được tổ chức rầm rộ, bởi rất nhiều hội đoàn. Điều đáng chú ý là có một số người đang muốn nhân dịp này để “vinh danh”, cám ơn nước Hoa Kỳ đã cưu mang người tỵ nạn CS từ 75 đến giờ. Oái oăm, mai miả nhất là họ đã hoặc quá hời hợt, hoặc giả vờ, cố tình quên vì sao mà miền Nam VN thất thủ..Hoa Kỳ bỏ đồng minh, vớt vát, chuộc lỗi lại bằng cách giúp người tỵ ṇan CS định cư trong lúc đầu. Những người đang được sống đời tương đối tự do, nhất là những người đi từ năm 1975, qua những cố gắng tột bực, những đóng góp bằng hết cả tâm huyết sức tài, đã có được những thành quả, tiền tài, danh vọng có thể tự an ủi là đã quá may mắn, nhưng đổi lại, chúng ta đã phải mất đi tiếng nói cuả chính mình, mất đi những cơ hội đóng góp cho một Việt Nam rạng ngời nhân bản, ngay trên chính quê hương mình. Sự ra đi cuả chúng ta thực sự chỉ mang lại những lợi lộc cho chính bản thân chúng ta, gia đình chúng ta, và làm giàu, làm mạnh thêm cho các quốc gia chúng ta đang sinh sống. Chỉ điều đó thôi, thiển nghĩ, đã là sự “cám ơn” nhiệt tình nhất cuả những người đã phải mất tất cả, để có được chút tự do tương đối, trên đất khách, quê người. Nhìn lại những thảm trạng, những thụt lùi, băng hoại cuả xã hội Việt Nam sau gần 40 năm, chỉ có những bồi bút cho CSVN, chỉ có những kẻ cầm quyền trơ trẽn, mặt dầy nhất, mới có thể huyênh hoang tuyên bố là dân tộc mình đã “vẻ vang” chiến thắng, đánh đuổi “ngoại bang” xâm lược, làm cho dân giàu nước mạnh. Thực sự, chủ quyền cuả VN đã không hề có, từ khi chủ nghiã ngoại lai, chiêu bài bán nước, đợ dân, xéo dày quê hương sau bao nhiêu năm miệt mài trong chiến tranh, khi cả nước chỉ là những con cờ cuả các cường quốc, tranh giành ảnh hưởng, theo nguyện vọng và lợi lộc cuả những chính khách, tài phiệt, cầm đầu dân tộc họ.

Tôi đã từng xem những phim nói về chiến tranh Việt Nam do người Mỹ viết, đóng, đạo diễn trước đây và sau đó luôn có cái cảm giác bực dọc, bất mãn vì lý do rất dễ hiểu: những người Mỹ trong giới điện ảnh, giải trí, đã và đang không hiểu, hay cố tình không hiểu, văn hoá và nhất là lịch sử, chiến tranh Việt Nam và miền Nam Việt Nam cuả chúng ta trước 1975. Cũng như tôi không quên được cái cảm giác dân tộc VN bị khinh bỉ trắng trợn khi xem musical “Miss Saigon” vì cốt chuyện được dựng theo nhac̣ kịch cổ điển “Madame Butterfly”, cùng một caćh nhìn kỳ thị da vàng cuả những người da trắng cao ngạo, không cần đếm xiả chi đến văn hoá, suy nghĩ cuả những “con người” họ dùng làm tấm bình phong, bối cảnh cho câu chuyện, không ngoài mục đích tán dương văn hoá, cũng như sự tốt lành cuả người da trắng “cao quý”. Nhưng tôi còn có thể tạm tha thứ cho họ, vì nói cho cùng, họ là người Mỹ, vì thiếu hiểu biết, thiển cận hay vì quá hống hách, đã không biết hay không cần biết đến những gì người Việt chúng ta đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh mà họ đã, như Trung Cộng và Nga, nhúng tay vào, nhưng sau đó vì quyền lợi cuả họ, đã phủi tay với Nam VN không chút thương tiếc.

“Ride The Thunder” ra đời, và được trình chiếu vào chính năm tưởng niệm 40 năm miền Nam VN bị vĩnh viễn chôn vùi trong tăm tối, khi hằng triệu người VN đã phải liều mình bỏ xứ ra đi vì không muốn sống trong một chế độ bất nhân, vong bản, cầm đầu bởi những kẻ tàn ác, gian tham, xảo quyệt. Phim này được các báo, cać trang mạng ngợi khen không tiếc lời là một phim nên xem, để tưởng niệm 40 năm xa xứ, để thấy được sự tham chiến cuả Mỹ là chính đáng, để thấy được sự dũng cảm cuả những người lính VNCH, có co-producer là bà Kiều Chinh, có những tài tử đóng phim gốc Việt, và nhất là để thấy rõ những cảnh đời tan thương cuả những người lính khi xưa, sau khi bị giam cầm trong lao tù cải tạo.

Cũng như tôi đã cùng cać cháu tham dự những buổi ca nhạc đấu tranh chống cộng, tưởng niệm ngày quốc hận, hay tham gia biểu tình chống lại những Việt gian như Trần Trường, nên qua những lời quảng cáo đó, tôi và cać con tôi cùng đi xem phim. Nỗi thất vọng hay nói cho rõ hơn, là sự tức giận, cuả mấy mẹ con tôi sau khi xem phim này còn to lớn, sâu đậm gấp trăm lần sau khi tôi xem “Miss Sagion” hay “Born on July Fourth”, etc.. Tôi không thể ngờ được dưới sự tham gia, đóng góp, cố vấn cuả những người có gốc Việt Nam, từng là người “tỵ nạn cộng sản” (Co-Producer: Kieu Chinh. Co Producers Quy van Ly, Alan Vo Ford, Joseph Hieu) mà họ lại có thể để cho những người Mỹ làm phim này lợi dụng những đau khổ triền miên cuả cả một dân tộc đã mất tự do, phải chịu đựng những mất mát tang thương nghiệt ngã tận cùng sau khi mất nước năm 1975, vì bị đồng minh bỏ rơi, để làm bối cảnh, nâng cao “chính nghiã” cuả một người lính Mỹ, như là đại diện cho tập thể cać cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến trên VN. Về hình thức, phim “Ride The Thunder” nói hoàn toàn bằng tiếng Anh, có những trao đổi, đàm thoại rất gượng gạo, như là cảnh Trung tá Lê Bá Bình và vợ ông khóc sướt mướt, lập đi lập lại câu” I love you”!, khi bà dẫn con đi thăm chồng trong trại cải tạo.

Mục đích tối hậu cuả phim này chỉ để đề cao giá trị cuả người lính Mỹ trong chiến trường VN, để chúng ta lại có dịp “cám ơn” họ, còn những thứ “lỉnh kỉnh” khác như caćh đối xử cuả CSVN đối với những người tù trong trại cải tạo, những trao đổi, những mẩu đối thoại giưã cać tù nhân, những suy nghĩ cá nhân cuả nhân vật “chính” là ông Trung tá Lê Bá Bình, đã không phản ảnh đầy đủ, trung thực, không nói lên được hết những sự tàn ác, gian xảo, dã man cuả CSVN đối với những người bị cầm tù, hành hạ, tra tấn, bóc lột từ thể xác đến tinh thần trong trại “cải tạo”. Những người lính Nam Việt Nam anh dũng, hiên ngang, đã hy sinh trong cuộc chiến, trong đó có Ba tôi, đã không được vinh danh đúng mức. Những mất mát, tan tác, khổ đau cuả bao gia đình có liên quan đến VNCH sau ngày mất nước, những chịu đựng, cố gắng tột cùng cuả những người vợ đi “thăm nuôi” chồng đã không được nhắc đến với sự trân trọng cần có trong cuốn phim này.

Bốn mươi năm trôi qua, Việt Nam giờ ra sao? Bên những cảnh đời tan nát, bên cạnh những kẻ sống lây lất qua ngày trong những điều kiện sinh sống, môi sinh tụt hậu, là những tên cầm quyền mặt trơ mày trẽn, nghênh ngang, gian xảo, bán nước cho Tàu, những băng hoại cuả cả một xã hội với đám trẻ vui chơi vọng ngoại, thờ ơ với thế sự, với tiền đồ dân tộc. Những người ly hương tứ tán, hoài vọng về một nước Việt Nam ngời sáng tình người, tự do, công bằng cho tất cả đã và sẽ làm được gì? Trong khi chúng ta từng là nhân chứng sống cho những đối xử gian ác, những cảnh đời tan tác, những tử biệt, sinh ly trong tận cùng đớn đau, sau cuộc chiến, cũng vì sự phản bội đồng minh, bắt tay với Trung Cộng cuả Mỹ, thì sao chúng ta lại có thể hân hoan, tung hô, cúi rạp mình cám ơn những người đã bỏ mặc, bức tử miền Nam VN cho CSVN?

Cá nhân tôi, gia đình tôi, cũng như rất nhiều người trong làn sóng dân tỵ nạn cộng sản năm 1975 đã và vầ̃n còn nhớ ơn một số người Mỹ đã giúp đỡ, làm bạn với chúng tôi qua gần 40 năm qua. Nhưng chúng tôi không thể quên được vì sao chúng ta phải mang kiếp đời tha hương viễn xứ. Chúng tôi không thể và sẽ không bao giờ quên ngày quốc hận 30 tháng tư, ngày bạo lực, gian ác lên ngôi, ngày miền Nam Việt Nam- với bao người trẻ, già, gái cũng như trai, chưá chan tình yêu quê hương dân tộc bị bức tử, bị trói chặt tay, bịt miệng để bắt đầu cho một giai đoạn lịch sử tối tăm, nhục nhã nhất cuả Việt Nam.

Phim “Ride The Thunder”sẽ được tiếp tục chiếu trên các rạp toàn nước Mỹ, vì đã có hơn 3500 người đi xem phim trong tuần vưà qua. Tôi chỉ xin quý vị còn chút lòng yêu quê hương, còn chút niềm hãnh diện là người Việt nam với tinh thần bất khuất trước ngoại xâm, khi làm phim liên quan đến chiến tranh VN và những hệ luỵ cuả nó, cùng lúc tố cáo tội ác CSVN, xin hãy làm cho trung thực, đúng nghiã, chân thành. Lịch sử, xã hội, và con người Việt Nam Cộng Hoà đã bị bôi bẩn, bóp méo bao lâu nay bởi sách báo, văn chương, phim ảnh cuả Hoa Kỳ, và nhất là bởi những kẻ cầm quyền hiện tại. Nếu không thể nói hết cho vẹn toàn, thì cũng xin đừng tự gập mình xuống làm bình phong cho những kẻ lợi dụng thời điểm, thời cơ đánh bóng cá nhân họ, hay vẽ vời cho chính saćh ngoại giao cuả Hoa Kỳ dưới chiêu bài “giải phóng” cho tự do, dân chủ hết sức miả mai, trơ trẽn.

Minh Phượng

https://pvo369.wordpress.com/2015/04/04/ca%CC%89m-tuo%CC%89ng-sau-khi-xem-phim-ride-the-thunder/ 


Tin liên quan:

Ride The Thunder Và Những Hạt Sạn Khó Nuốt!